Hình tượng con hổ trong văn hóa/Trong văn học/Tây Phương

Trong văn học phương Tây, hổ đã gây cảm hứng đến nhiều người. Cả Rudyard Kipling trong The Jungle Books và William Blake trong Songs of Experience miêu tả nó như là con thú dữ tợn và đáng e sợ. Trong The Jungle Books, con hổ Shere Khan là kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất của Mowgli, ông vua không ngai của rừng rậm nhiệt đới. Những chi tiết về con hổ cái Champawat và làm thế nào nó đã bị hạ sát có thể được tìm thấy trong cuốn sách Những kẻ ăn thịt người ở Kumaon (năm 1944), được viết bởi chính Jim Corbett. Tại thị trấn Champawat gần cầu Chataar và trên đường đến Lohaghat, người ta đã đặt một tấm bảng xi-măng, đánh dấu nơi con hổ bị hạ sát. Tuy nhiên, vị trí chính xác nơi mà các con hổ đã bị giết bởi Jim Corbett là gần hơn với vị trí hiện tại của nhà máy thủy điện đó là từ tấm bảng này khoảng 1 km (0,62 dặm).

Nhưng trong truyện tranh Calvin and Hobbes của Bill Watterson, Hobbes là con hổ đôi khi thoát ra khỏi vai trò của nó như là một con thú để ôm ấp. Ở một khía cạnh khác là Tigger (Tíc-gơ), con hổ trong truyện Gấu Pooh của A. A. Milne, là con hổ luôn luôn đem lại may mắn và không bao giờ đem lại sự sợ hãi, sau đó hãng Walt Disney Television Animation sản xuất bộ phim My Friends Tigger & Pooh có xây dựng hình ảnh về chú hổ Tíc-gơ là chú hổ giọng khàn, hay di chuyển bằng cách nhảy tưng tưng bằng đuôi. Trong tác phẩm A Tiger for Malgudi thì Yogi là con hổ tốt. Nhà văn Yann Martel đã đoạt giải Man Booker Prize năm 2002 với tiểu thuyết Cuộc đời của Pi (Life of Pi) về cậu bé Ấn Độ sống sót trên Thái Bình Dương với con hổ Bengal và đã được Lý An dựng thành bộ phim cùng tên.

Ở châu Âu, nhà thơ người Anh William Blake đã sáng tác bài thơ về hổ với tựa đề The Tyger tạm dịch là Chúa sơn lâm và được coi là bài thơ hay nhất trong sự nghiệp của ông và là bài thơ thuộc thể loại văn tuyển (anthology) hay nhất ở Anh[1] với những trích đoạn nghệ thuật mô tả sự rực rỡ và mãnh lực của hổ:

Chao ôi hổ! Hổ cháy bừng như lửa
Chúa sơn lâm bừng cháy giữa rừng đêm
Ánh mắt nào, bàn tay nào bất tử
Có thể tạo ra cái vẻ kinh hoàng.
........
Bờ vai nào, và từ đâu nghệ thuật
Tạo đường gân thớ thịt của con tim?
Mỗi khi con tim dồn lên nhịp đập
Chân tay nào tạo nên vẻ khiếp kinh?
........

Chú thích
  1. Kazin, Alfred. "Introduction". The Portable Blake. The Viking Portable Library, trang 41-43