Cuốn sách về Phong Thủy/Lịch sử hình thành và phát triển

Hình thành và phát triển sửa

Thật ra cho đến ngày hôm nay, chưa có một tài liệu nào cho chúng ta biết chính xác ai là người đã sáng tạo ra khoa Phong Thủy. Những tài liệu đưa ra từ trước đến nay về vấn đề này chỉ là những giả thuyết hay do sự suy diễn của mỗi cá nhân mà thôi. Và kể cả câu hỏi về thời gian mà khoa Phong Thủy xuất hiện, chúng ta cũng không có câu trả lời chính xác, mà cũng chỉ là những phỏng đoán theo tiến trình lịch sử của Trung Hoa là nơi đã phát sinh khoa Phong Thủy.

Một trong những giả thuyết cho rằng khoa Phong Thủy ra đời cùng với thời gian mà người Trung Hoa khám phá ra đặc tính của nam châm và sử dụng để làm la bàn tìm phương hướng, đó là thời gian mà người ta ước đoán là khoảng năm 2600 trước Công Nguyên. Bởi vậy, chúng ta chỉ lưu ý đến tiến trình của khoa Phong Thủy và những người đã có công hoàn chỉnh bộ môn này với những dữ kiện có thể tin tưởng được.

Lão Tử, vị giáo chủ của đạo Lão, là nhân vật đầu tiên mà đa số những người tìm hiểu về khoa Phong Thủy nghĩ rằng ông đã có công góp phần không ít cho bộ môn này trong buổi sơ khai. Tuy không có một tài liệu chính xác nào lưu lại, nhưng người ta tin tưởng Lão Tử đã dựa vào Kinh Dịch để đặt nền tảng cho khoa Phong Thủy vào khoảng năm 600 trước Công Nguyên.

Bậc thầy thứ hai là Hồng Phạm, trong thời nhà Hán, người đã lập ra hệ phái Cửu Tinh Bát Môn, dựa vào chòm sao Đại Hùng Tinh là 7 sao có thật trên vòm trời mà hồi đó ông đã phát hiện được, cộng thêm với hai sao tượng trưng là Tả Phù và Hữu Bật làm thành nhóm Cửu Tinh mà chúng ta sẽ đề cập đến trong cuốn sách này.

Và trong suốt thời Tam Quốc phân tranh, một người được xưng tụng với danh hiệu Vạn Thế Biểu Sư chính là Khổng Minh Gia Cát Lượng (181 - 234 sau Công Nguyên). Ông là một chiến thuật, chiến lược gia kỳ tài và là một bậc tôn sư về môn Phong Thủy, ông đã áp dụng những nguyên tắc căn bản của môn này vào lãnh vực binh bị, như việc lập doanh trại, địa thế nơi đóng quân v.v... làm cho khoa Phong Thủy được người đời tin tưởng và nghiên cứu để học hỏi nhiều hơn.

Vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên, tức là những năm đầu của nhà Hán cho đến thời Hán Sở tranh hùng, qua tài liệu khảo cổ, chúng ta thấy di tích một vài tác phẩm nói về cách chôn cất và cách đặt mộ phần, tức là khoa Phong Thủy Âm Trạch sau này. Nhưng tiếc thay, những tác phẩm nói trên đều viết bằng loại cổ tự Trung Hoa, cách diễn tả khó hiểu và bị mất mát quá nhiều, lại thêm tình trạng "tam sao thất bổn", nên người đời sau không thể dựa vào đó để tham khảo được gì.

Khoảng năm 618 sau Công Nguyên, tức là vào đời nhà Tần, đã xuất hiện nhiều nhà Phong Thủy nổi tiếng, họ như những bậc tôn sư của thời đại, có công hoàn chỉnh và phổ biến sâu rộng khoa Phong Thủy trong nhân gian. Và cũng từ thời điểm này, khoa Phong Thủy chia ra làm nhiều hệ phái như Cửu Tinh Bát Môn, Ngũ Hành Chính Thống, Huyền Không Ngũ Hành, Hồng Phạm Ngũ Hành v.v... và phân ra làm hai lãnh vực: Âm trạch, chủ về mộ phần và Dương trạch, chủ về nhà cửa, cơ sở thương mãi. Rồi cũng từ đó, khoa Phong Thủy đã trở thành những nguyên tắc không thể thiếu sót trong cuộc sống của người Trung Hoa cho đến ngày hôm nay.

Bước vào thế kỷ hai mươi, khoa Phong Thủy không còn là tài sản riêng của người phương Đông nói chung, mà đã được người phương Tây nghiên cứu, học hỏi và áp dụng. Theo đà tiến hóa của xã hội với thời gian, Phong Thủy hôm nay chỉ còn áp dụng nhiều trên hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mãi. Phần mồ mả, còn áp dụng chăng, có lẽ chỉ ở các nước Á Đông, và tại những vùng chưa đô thị hóa mà thôi. Riêng phần áp dụng khoa Phong Thủy vào hai lãnh vực nhà ở và cơ sở thương mãi, vì để theo đúng bối cảnh sinh hoạt hiện tại, những nguyên tắc của khoa Phong Thủy ngày càng được biến đổi cho phù hợp với thực tế, ngày càng đơn giản và gần gũi với cuộc sống hơn.

Các trường phái Phong Thuỷ sửa

Phái hình thế sửa

Về loan đầu tức hình thế, phái hình thế tiên phong bởi ông tổ của phái này là Phong Thủy tổ sư Quách Phác người khởi sự cho môn phái hình thế. Chủ trương phái này vô cùng chú trọng hình thế của cuộc đất, căn cứ vào hình thế của các bộ phận long huyệt sa thuỷ, hướng đi đến để luận cát hung. Hình thế phải phân chia ra làm 3 tiểu môn phái là phái loan đầu, phái hình tượng và phái hình pháp. 3 tiểu môn này hỗ trợ cho nhau khó có thể phân chia rạch ròi.

1. Phái loan đầu: Phái này chú trọng xem xét hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, quan sát long mạch đến đi tìm nơi kết huyệt. Căn cứ vào hình dáng bố cục của sa, sơn, thuỷ đến thủy đi luận cát hung cho huyệt.

2. Phái hình tượng: Là một phái vô cùng cao thâm thượng thừa. Phái này cũng căn cứ vào hình thế tự nhiên của mạch núi dòng sông, hình tượng hoá cuộc đất thành những biểu tượng vô cùng đa dạng như những con vật như rùa, sư tử, rồng, hình tượng mỹ nữ soi gương... sau đó căn cứ ào hình tượng ấy để tìm ra nơi huyệt toạ lạc cũng như luận đoán phúc hoạ.

3. Phái hình pháp: Phái này chủ trương ứng dụng những phép tắc nhất định trên cở sở phái loan đầu đã quan sát thế cục. Chủ yếu luận sự cát hung của huyệt trường phụ thuộc vào những quy tắc của loan đầu. Ví dụ như có một đường chạy đâm thẳng vào huyệt thì luận là thế xuyên tâm. 3 tiểu phái trên ranh rới không rõ ràng, chủ yếu căn cứ vào thế núi, mạch núi chạy để xem xét sự kết huyệt cũng như sự tốt xấu của huyệt bởi trong loan đầu, long mạch có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thẩm định giá trị của huyệt mà sự biểu hiện của long mạch là thông qua những thế núi bao bọc lấy huyệt.

Phái lý khí sửa

Phái lý khí dựa chủ yếu vào lý thuyết âm dương ngũ hành, bát quái, hà đồ, lạc thư làm căn cứ luận đoán. Sau đó đem áp dụng vào huyệt để tìm sự tương giao giữa các nhân tố. Trên căn cứ này để luận đoán sự tốt xấu hiện tại và tương lai. Thường lý khí áp dụng rất quan trọng trong dương trạch nhà ở.

Về lý khí có các tiểu phái sau :

1. Phái Bát Trạch: Căn cứ vào toạ sơn làm quái gốc, kết hợp với 8 quái còn lại theo du niên tạo thành 8 sao Sinh khí, phúc đức, thiên y, phục vị là tứ cát tinh, ngũ quỷ, tuyệt mệnh, lục sát, hoạ hại là tứ hung tinh. Trong bài trí thích hợp phương cát, kỵ phương hung, tối quan trọng Đông Tây đồng vị , kỵ Đông Tây hỗn loạn. Bát Trạch cũng áp dụng cho mệnh cung của từng người, người Đông tứ mệnh hợp với hướng Đông tứ trạch và tương từ cho Tây tứ mệnh. Tuy nhiên cũng theo quan điểm phải này thì có hàng vạn ngàn người cùng một mệnh Đông tứ trạch thì chỉ ở phương Đông tứ trach hay sao ? mặt khác quan niệm căn cứ vào Bát Trạch để phân chia công cửa phòng ốc là phương pháp tĩnh, không hợp với quan điểm Dịch lý, xem ra có phần thô lậu, giản đơn. Chỉ có phái Huyền Không Phi Tinh khả dĩ chuẩn xác và phù hợp.

2. Mệnh lý phái: Dựa chủ yếu vào mệnh cung thân chủ, kết hợp với Huyền Không phi tinh của các sơn hướng để tìm ra các sao chiếu. Sau đó luận theo âm dương ngũ hành hỷ kỵ để tìm ra phương vị phù hợp. kết hợp thêm với trang sức, máu sắc cùng các vật dụng trong nhà để bày bố, hoả giải phù hợp.

3. Phái Tam Hợp: Căn cứ theo lý luận sơn thuỷ là chủ, huyệt phải căn cứ vào bản chất của sơn thủy hay long để xem xét ngũ hành của trạch toạ trạch có tương hợp hay không. Với thủy thì phân ra 12 cung vị trường sinh để lựa chọn thuỷ đến thủy đi, thuỷ đến chọn phương sinh vượng bỏ phương suy tử. Thuỷ đi chọn phương suy tử bỏ phương sinh vượng. Phái này chủ yếu áp dụng cho âm trạch.

4. Phái Phiên Quái: Chủ yếu dựa vào phiên quái pháp do Hoàng Thạch Công khởi xướng, hìnhh thành Cửu tinh Bát Quái là tham lang, cự môn, lộc tồn, văn khúc, liêm trinh, vũ khúc, phá quân, tả phụ, hữu bật phối hợp với sơn thuỷ bày bố xung quanh huyệt để luận đoán cát hung.

5. Phái tinh túc: Dùng 28 tinh tú phối chiếu, căn cứ vào ngũ hành của sao, phối hợp với loan đầu núi sông để luận đoán cát hung.

6. Huyền Không phi tinh quái: Một phái lớn căn cứ vào Hà đồ, Lạc thư đề xuất Cửu tinh là Nhất bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử bày bố theo thời gian chiếu vào các cung vị xung quanh huyệt. Ngoài ra còn có phi tinh của sơn hướng toạ huyệt, căn cứ vào phi tinh và vận tinh đó để luận đoán sự phối hợp tốt xấu với hình thế núi non sông nước xung quanh huyệt hình thành hoạ phúc.

Phái chia rất nhiều nhưng người học cần tinh thông về lý khí, về âm dương ngũ hành, huyền không đại quái. Sau đó kết hợp với những luận đoán về loan đầu mà tổng hợp lại dung hoà giữa tinh hoa các phái. các phái có nhiều nhưng tự trung đều quay quanh một lý thuyết hợp nhất lấy Dịch làm căn bản, cần nhát người học phải lấy tinh bỏ thô, dung hoà được những tinh hoa đúc kết dựa trên kinh nghiệm