Cuốn sách về Phật giáo/Triết lý/Cơ thể con người/Mình

Trong Đông ỵ, cơ thể con người có thể chia ra thành Ngũ tạngLục phủ . Tạng là các bộ phận của cơ thể con người có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hóa, hấp thu, chuyển vận và bài tiết các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Phủ là các chất thải của Tạng


Ngũ tạng

sửa

Tạng là các bộ phận của cơ thể con người có nhiệm vụ thu nạp, tiêu hóa, hấp thu, chuyển vận và bài tiết các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài.

Tạng tâm đứng đầu các tạng, có tâm bào lạc bảo vệ bên ngoài. Tâm phụ trách các hoạt động về thần trí, huyết mạch, khai khiểu ra lưỡi biểu hiện ra ở mặt

  • Chủ thần trí
Thần trí là những hoạt động về tinh thần, tư duy. Tinh và huyết là cơ sở cho hoạt động tinh thần, vì tâm chủ huyết nên tâm chủ cả về thần trí. Tâm là nơi cư trú của thần nên nói “tâm tàng thần” . Tâm khí và tâm huyết đầy đủ thì tinh thần sáng suốt, tỉnh táo. Tâm huyết không đầy đủ xuất hiện các triệu chứng bệnh như: hồi hộp, trống ngực, mất ngủ, hay quên, hay mê; khi tâm huyết có nhiệt gặp triệu trứng như mê sảng, hôn mê…
  • Chủ huyết mạch, biểu hiện ra mặt
Tâm khí có chức năng thúc đẩy huyết dịch trong lòng mạch đi nuôi dưỡng toàn thân. Nếu tâm khí đầy đủ, huyết dịch sẽ được vận hành không ngừng, toàn thân được nuôi dưỡng tốt, biểu hiện sắc mặt hồng hào, tươi nhuận, trái lại khi tâm khí bị giảm sút có nghĩa chức năng thúc đẩy không tốt, sự cung cấp huyết dịch giảm đi thì sắc mặt xanh xao, có khi huyết dịch bị ứ trệ gây ra các chứng mạch sáp, kết. lưỡi có điểm ứ huyết…. ệt lạc của kinh tâm thông ra lưỡi, khí huyết của tâm đi ra lưỡi để duy trì hoạt động của lưỡi và chất lưỡi. Trên lâm sàng xem chất lưỡi để chẩn đoán bệnh của tạng tâm: chất lưỡi đỏ là tâm nhiệt; chất lưỡi nhạt là tâm huyết hư; chất lưỡi xanh có điểm ử huyết là tâm huyết và khí ứ trệ …
  • Tâm bào lạc
Tâm bào lạc là tổ chức bên ngoài của tâm để bảo vệ tâm, tránh tà khí xâm nhập vào tạng tâm. Trên thực tế lâm sàng các triệu chứng bệnh của tâm và tâm bào lạc giống nhau: như trong bệnh học truyền nhiễm có sốt (ôn bệnh) gây hôn mê thì được gọi là “nhiệt nhập tâm bào”, gần giống chứng hôn mê của tâm nhiệt.
  • Quan hệ sinh khắc và biểu lý
Tâm hỏa sinh tỳ thổ, khắc phế kim . Tâm liên quan biểu lý với tiểu trường

Can chủ về tàng huyết và chủ về sơ tiết, can chủ cân, khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng chân, nóng tay.

  • Chủ tàng huyết
Tàng huyết là tàng trữ và điều tiết lượng máu. Lúc nghỉ ngơi, lúc ngủ nhu cầu về huyết dịch ít, máu tàng trữ tại tạng can; ngược lại khí vận động, nhu cầu dinh dưỡng cao thì can lại bài xuất ra cân bằng như cầu của cơ thể. Khi chức năng tang huyêt của can bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến các tạng khác mà sinh ra các triệu chứng bệnh như: khí can huyết không đầy đủ thấy hoa mắt, chóng mặt, chân tay co quắp, kinh ít có thể bế kinh , móng tay chân rễ gẫy, long tóc hay rụng… ; khi can khí bị súc động, huyết đi lạc đường, có thể thấy các hiện tượng xuất huyết như nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong huyết….
  • Chủ sơ tiết (điều đạt)
Sơ tiết chỉ sự thư thái, thông thường còn gọi là điều đạt. Can khí chủ về sự sơ tiết giúp cho sự vận hành khí của các tạng phủ được rễ ràng, thông suốt, thăng giáng được điều hoà. Can khí sơ tiết kém sẽ có những biểu hiện đặc biệt ở tình chí và tiêu hóa . Về tình trí: do hai tạng tâm và tạng can phụ trách. Can khí bình thường thì khí huyết vận hành điều hoà, tinh thần thoải mái. Trái lại can khí sơ tiết kém sẽ gây nên tình trạng khí bị uất kết hoặc hưng phấn quá độ; đối với can khí uất kết thấy tr/ chứng như ngực sườn đầy tức, hay u uất, suy nghĩ, thở dài, với con gái kinh nguyệt không đều, thống kinh….; đối với can khí xung thịnh gây chứng cáu gắt, hoa mắt chóng mặt, ù tai…. Về tiêu hóa: sự sơ tiết của can có ảnh hưởng lớn tới sự thăng giáng của tỳ vị. nếu can khí uất kết hay can khí hoành nghịch có thể thấy các triệu chứng đau cạnh sườn, đau thượng vị, ăn kém, ợ hơi, ợ chua, ỉa chảy gọi là chứng “can tỳ bất hòa” hay “can vi bất hòa”…..
  • Chủ cân, vinh nhuận ra móng tay, móng chân
Cân là cân mạch bao gồm các khớp, gân cơ, phụ trách việc vận động của cơ thể. Nói can chủ cân là chỉ sự nuôi dưỡng các cân bằng huyết của can (can huyết), can huyết đầy đủ, cân mạch được nuôi dưỡng tốt, vận động tốt; ngược lại can huyết hư, sự nuôi dưỡng kém gây ra các chứng tê bại chân tay, chân tay run, co quắp, teo cơ cứng khớp…; Nếu có sốt cao, huyết dịch hao tổn không dưỡng cân gây ra co giật, tay chân co quắp.Móng chân tay là chỗ thừa ra của cân mạch, nên tình trạng thiếu đủ của can huyết sẽ có những biểu hiện tại đây hồng nhuận hay cứng cáp, nhợt tái hay đổi hình dạng của móng chân tay ( móng tay khum)
  • Khai khiếu ra mắt
Tinh khí của ngũ tạng thông qua huyết dịch đều đi lên mắt, nhưng chủ yếu là do tạng can vì can tang huyết và kinh can đi lên mắt . Can khí thực do phong nhiệt gây chứng mắt đỏ, sưng, đau, can huyết hư gây ra chứng quáng gà và giảm thị lực. Can phong nội động gây ra miệng méo, khẩu nhãn oa tà…
  • Quan hệ sinh khắc biểu lý
Can mộc sinh tâm hoả, khắc tỳ thổ, và có quan hệ biểu lý với đởm

Tạng tỳ vị trí ở tại trung tiêu,chủ về vận hoá nước và đồ ăn, tỳ thống huyết, tỳ củ cơ nhục và tứ chi, khai khiểu ra miệng, vinh nhuận tại môi.

  • Vận hoá đồ ăn
Là chỉ chức năng tiêu hoá, hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng của thức ăn. Thức ăn sau khi nhào chộn trong ống tiêu hoá và được tỳ hấp thu chất dinh dưỡng vận chuyển lên phế, phế chuyển chất này vào tâm mạch, để huyết đưa chất này đi nuôi cơ thể ( chao đổi chất) . Công năng vận hoá đồ ăn của tỳ mạnh thì gọi là “kiện vận” chỉ sự hấp thu tốt, trái lại, nếu tỳ mất “kiện vận” gây ra các tr/ chứng rối loạn về tiêu hoá như ăn kém, ỉa chảy, mệt mỏi và gầy sút cân
  • Vận hoá thuỷ thấp
Tỳ vận hoá nước đưa nước đến các tổ chức cơ thể để nuôi dưỡng, sau đó chuyển xuống thận và ra bàng quang bài tiết ra ngoài. Như vậy việc chuyển hoá nước trong cơ thể do sự vận hoá của tỳ phối hợp với sự túc giáng của phế và sự khí hoá của thận, Sự vận hoá thuỷ thấp của tỳ kém sẽ gây ra chứng đàm ẩm nước tràn ra tứ chi gây phù thũng, xuống đại trường gây ỉa chảy, đến khoang bụng thành cổ chướng….
  • Thống huyết
Thống huyết có nghĩa là nhiếp huyết, là quản lý và khống chế huyết
Sự kiện vận đồ ăn của tỳ là nguồn gốc của khí và huyết, tỳ còn thống huyết; tỳ khí mạnh huyết sẽ đi trong mạch, được khí thúc đẩy đi nuôi dưỡng cơ thể, trái lại khi tỳ khí hư không thống được huyết, huyết ra ngoài gây ra các chứng xuất huyết như rong huyết, đại tiện ra máu, chảy máu cam, chân răng, nôn ra máu,….
  • Chủ cơ nhục
Tỳ đem các chất dinh dưỡng của đồ ăn đến nuôi dưỡng cơ nhục, nếu tỳ khí đầy đủ sẽ làm cho cơ nhục rắn chắc, tứ chi linh hoạt; trái lại nếu tỳ khí yếu sẽ làm thịt mềm, trương lực cơ giảm gây tứ chi mệt mỏi, gây chứng bệnh như thoát vị, sa trực tràng, sinh dục, dạ dầy..
  • Khai khiếu ra miệng, vinh nhuận tại môi
Là nói về sự ăn uống, khẩu vị. Tỳ mạnh thì muốn ăn và ăn ngon miệng, khí tỳ hư thì chán ăn, miệng nhạt. Tỳ chủ về cơ nhục, khai khiếu ra miệng và vinh nhuận ra môi, vậy tỳ mạnh thì môi nhuận hồng, tỳ hư thì môi xám, nhạt mầu.
  • Quan hệ sinh khắc
Tỳ thổ sinh phế kim và khắc thận thủy, có quan hệ biểu lý với vị.

Phế

sửa

Phế chủ về hô hấp, phế chủ khí, chủ về bì mao, chủ về chức năng tuyên phát và túc giáng và thông điểu thủy đạo, khai khiếu ra mũi và bên ngoài hợp với bì mao (da lông).

  • Chủ về hô hấp
Vì Phế là nơi trao đổi khí, hít thanh khí vào và thải trọc khí.
  • Chủ khí vì Phế có liên quan đến tông khí ===
Tông khí tạo thành bởi khí của đồ ăn do tạng tỳ vận hóa và khí của trời do phế đưa tới, tống khí đưa vào tâm mạch và đi toàn thân dinh dưỡng tổ chức.
  • Tuyên phát
Có nghĩa là thúc đẩy, sự tuyên phát của phế gọi tắt là “tuyên phế”, nghĩa là thúc đẩy khí huyết, tân dịch phân bố ra toàn thân, bên trong thì đi vào các tạng phủ - kinh lạc, bên ngoài thì đi ra bì mao – cơ nhục, không nơi nào là không đến. Khi phế khí không tuyên gây sự ủng trệ thì xuất hiện các chứng như tức ngực, ngạt mũi, khó thở, ho …
  • Túc giáng
Có nghĩa là đưa phế khí đi xuống, phế khí đi xuống là thuận, khi phế khí nghịch lên trên uất tại phế sẽ có các triệu chứng như: khó thở, suyễn tức….
  • Bì mao
Là phần ngoài cùng của cơ thể gồm da lông, tuyến mồ hôi (tấu lý), là nơi mà tà khí bên ngoài bắt đầu xân nhập vào cơ thể. Tác dụng tuyên phát của phế là đem chất dinh dưỡng cho bì mao. Vệ khí cũng được tuyên phát ra bì mao hợp sức chống đỡ ngoại tà. Vì vậy khi có bệnh tại phần biểu thường xuyên thấy xuất hiện các triệu chứng của vệ khí và phế phối hợp với nhau, như bệnh ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, gió, ngạt mũi ho….Nếu phế khí hư yếu, không tuyên phát được khí huyết - tân dịch ra bì mao, khiến cho da khô sáp, lông thưa dẫn đến chức năng bào vệ bì mao bị giảm sút rễ bị nhiễm ngoại tà ( cảm mạo)…
  • Tác dụng thông điều thủy đạo
Dựa vào tác dụng tuyên phát và tác giáng, nước trong cơ thể được bài tiết ra bằng đường mồ hôi và hơi thở, đại tiện, chủ yếu bằng đường tiểu tiện. Phế khí đưa nước tiểu xuống thận, tại thận nước tiểu được khí hóa một phần và đưa xuống bàng quang bài tiết ra ngoài. Trên lâm sàng bệnh phù thũng do phong thủy (viêm cầu thận do lạnh) được chữa bằng phương pháp tuyên phế lợi niệu
  • Chủ về tiếng nói, khai khiếu ra mũi và thông với họng
Khai khiếu ra mũi: mũi là nơi thở của phế, mũi có tác dụng thở và ngửi là nhờ vào chức năng của phế khí. Phế khí bình thường thì sự hô hấp điểu hòa, nếu phế khí trở ngại, như ngoài tà xâm nhập thì gây ngạt mũi, chảy nước mũi, không ngửi thấy mùi. Phương pháp chữa bệnh lấy tuyên phế là chính. Phế chủ về tiếng nói: phế chủ tiếng nói và thông với họng. Bệnh ở phế thường thấy xuất hiện các triệu chứng tại họng và tiếng nói như đau họng mất tiếng ..
  • Quan hệ sinh khắc
Phế kim sinh thận thủy và khắc can mộc, có quan hệ biểu lý với đại trường.

Thận

sửa

Thận chủ về tàng tinh, chủ về cốt tủy, chủ về sinh dục và phát dục, chủ về nạp khí, chủ về thủy, khai khiếu ra tai, tiền âm và hậu âm, vinh nhuận ra tóc

  • Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể
Tinh của tiên thiên và tinh của hậu thiên đều được tàng trữ tại thận gọi chung là “thận tinh”, tinh có thể biến thành khí nên gọi là “thận khí”. Thận tinh hay còn gọi thận âm, nguyên âm, chân âm; thận khí gọi là thận dương, nguyên dương, chân dương, mệnh môn hỏa. Thận tinh và thận khí quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể từ khi nhỏ cho đến khi về già như mọc răng – trưởng thành sinh con cái (gọi thiên quý thịnh) và lão suy (thiên quý suy). Trong Nội kinh viết: “con gái 7 tuổi thì thiên quý thịnh, răng thay toác dài, 14 tuổi thì thiên quý đến mạch Nhâm thông với mạch Xung, vì vậy lúc đó người con gái thấy kinh.Thường đời người con gái có 7 thiên quý (7X7= 49), lúc đó mạch Nhâm yếu, mạch Xung kém, thiên quý cạn hết, kinh nguyệt không còn, nên thân thể yếu đuối” . Con trai 8 tuổi thận khí thực, tóc tốt, răng thay, 16 tuổi thì thận khí thịnh, thiên quý đến, tinh khí đầy, 24 tuổi thận khí điều hòa, thân thể cường tráng mạnh khỏe; 64 tuổi thận khí kém, tóc rụng, răng khô rụng, lục phủ ngũ tạng đều suy yếu, thiên quý cạn nên râu tóc bạc, người mệt mỏi… Thận âm và thận dương phải nương tựa vào nhau, chế ước lẫn nhau giữ thế quân bình về âm dương. Khi thận hư không có hiện tượng hàn hay nhiệt thì gọi thận tinh hư (âm) hay thận khí hư. Nếu có hiên tượng nội nhiệt là do thận âm hư; nếu có hiện tượng ngoại hàn (sợ lạnh, chân tay lạnh) là do thận dương hư.
  • Chủ về khí hóa nước
Thận khí có chức năng khí hóa nước, là đem nước được hấp thu từ đồ ăn thức uống đưa đến cho các tổ chức cơ thể và bài xuất ra ngoài . Sự đại tạ (phân bố bài xuất) nước trong cơ thể do 3 tạng phụ trách: tạng tỳ chức năng vận hóa thủy thấp, tạng phế thông điều thủy đạo, thận khí hóa nước; nước vào tỳ được vận hóa hấp thu đưa lên phế, phế túc giáng xuống thận, tại thận được khí hóa chất trong đưa lên phế phân bố nuôi dưỡng toàn thân, chất trọc (cặn bã) được đưa xuống bàng quang thải ra ngoài. Vậy trên lâm sàng căn cứ vào vị trí trở ngại (bệnh) mà người ta chữa chứng phù thũng ở tỳ, thận hay phế.
  • Chủ về xương tủy – thông với não và vinh nhận ra tóc
Tinh được tàng trữ ở thận, tinh sinh tủy, tủy vào trong xương nuôi dưỡng xương, nên thận gọi chủ cốt tủy. Nếu thận hư, làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây hiện tượng chậm mọc răng, chậm biết đi và biết nói, xương cốt mềm yếu… Tủy ở cột sống liền với não, mà thận sinh tủy, nên gọi thận thông với não và không ngừng bổ sung tinh tủy cho não. Thận hư (do tiên thiên) làm não không phát triển nên sinh các chứng: trí tuệ giảm sút, chậm phát triển, tinh thần đần độn, kém thông minh.Tinh sinh huyết, tinh tàng trữ tại thận, mà tóc là sản phẩm thừa ra của huyết, được huyết nuôi dưỡng, vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc. Sự thịnh suy của thận có quan hệ mật thiết với tóc, như mới sinh thận khí chưa đủ thì tóc mọc thưa thớt, thanh niên thận khí đủ thì tóc tốt và nhuận, người già thận khí suy thì tóc rụng, bạc… Nên nói “ thận vinh nhuận ra tóc”
  • Thận chủ nạp khí
Không khí do phế hít vào và được giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận. Nếu thận hư không nạp được phế khí làm phế khí nghịch lên gây ra các chứng ho hen, xuyễn, khó thở, điều trị bằng phương pháp bổ thận nạp khí.
  • Khai khiếu ra tai và tiền âm, hậu âm
Chức năng nghe của tai là do thận thận tinh nuôi dưỡng, khi thận hư gây tai ù, tai điếc. Ở người già thận khí và thận tinh suy yếu hay gặp các chứng ù tai, điếc. Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu của bộ phận sinh dục nam và nữ, thận lại chủ về khí hóa và bài tiết nước tiểu và sự sinh dục vậy nên gọi thận chủ về tiền âm. Như thận hư hay gặp chứng đi tiêu nhiều lần ở người già, chứng đái dầm ở trẻ em, chứng di tinh, ra khí hư (thận khí)… . Hậu âm là nơi bài tiết phân, do tạng tỳ đảm nhiệm, thuộc về chức năng của tỳ dương. Tỳ dương phụ thuộc cào chức năng khí hóa của thận mới bài tiết phân ra bên ngoài được, vậy nên gọi thận chủ hậu âm. Nếu thận khí hư gặp chứng đại tiện lỏng ở người già…
  • Quan hệ sinh khắc
Thận thủy sinh can mộc . Thận thủy khắc tâm hỏa . Thận thủy biểu lý với bàng quang.

Xem thêm

sửa

Lục phủ

sửa

Phủ là các chất thải của Tạng . Lục phủ là 6 chất thải của Tạng bao gồm 1 Đởm, 2 Vị, 3 Tiểu Trường, 4 Đại Trường, 5 Bàng Quang, 6 Tam Tiêu

Đởm

sửa

Đởm có quan hệ biểu lý với can, chứa chất mật (tinh chất), do can bài tiết ra. Cổ nhân nói: “khí thừa của can tràn vào mật, tụ lại thành tinh chấp”. Mật có chức năng giúp cho việc tiêu hóa thức ăn. Chất mật có vị xanh, vàng và vị đắng. Khi có bệnh ở đởm thấy các chứng như vàng da, miệng đắng, nôn mửa ra chất đắng. Đởm còn có chức năng về tinh thần chủ về quyết đoán . Can và đởm có quan hệ biểu lý: can chủ về mưu lược, đởm chủ về quyết đoán, là cơ sở của lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ dám làm. Các bệnh thuộc can và đởm hay phối hợp với nhau.

Vị có chức năng chứa năng chứa đựng và làm nhừ thức ăn, đưa xuống tiểu trường. Tỳ và vị có liên quan biểu lý với nhau và đều giúp cho vận hóa đồ ăn, nên gọi chung là “gốc của hậu thiên”. Trên lâm sàng công tác chẩn đoán và chữa bệnh đều rất đáng chú trọng vào sự thịnh và suy của tỳ vị. Khí của tỳ vị gọi tắt là “vị khí” để tiên lượng sự tiến triển tốt hay xấu của bệnh tật và dự kiến kết quả công tác chữa bệnh, nên người xưa có nói: “ vị khí là gốc của con người, còn vị khí thì sống, mất vị khí thì chết”. Bảo vệ vị khí là một nguyên tắc chữa bệnh của y học cổ truyền.

Tiểu Trường

sửa

Tiểu Trường có chức năng phân thanh và giáng trọc. Thanh (chất trong) là chỉ chất tinh vi của đồ ăn được hấp thụ tại tiểu trường (dinh dưỡng), qua sự vận hóa của tỳ được đem đi nuôi dưỡng toàn thân. Trọc (chất đục) là chất cặn bã được tiểu trường đưa xuống đại trường để bài tiết ra ngoài. Có quan hệ biểu lý với tạng tâm.

Đại Trường

sửa

Đại trường chức năng chứa đựng và bài tiết chất cặn bã . Có quan hệ biểu lý với tạng phế.

Bàng Quang

sửa

Có chức năng chứa đựng và bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hóa và phối hợp của tạng thận. Nếu sự khí hóa không tốt gây ra bí tiểu tiện, đái rắt hoặc đái nhiều lần, tiểu tiện không tự chủ. Quan hệ biểu lý với tạng thận

Tam Tiêu

sửa

Tam Tiêu bao gồm thượng, trung, hạ tiêu

Thượng tiêu tính từ miệng trở xuống tâm vị dạ dầy có tạng tâm và phế.
Trung tiêu: từ tâm vị dạ dầy đến môn vị có tạng tỳ và vị phủ.
Hạ tiêu: từ môn vị dạ dầy đến hậu môn có tạng can và thận.

Sự hoạt động của tam tiêu biểu hiện ở sự khí hóa và sự vận chuyển đồ ăn;

Ở thượng tiêu thì phế chủ hô hấp, phân bố khí và thức ăn (dinh dưỡng) vào huyết mạch và được tâm khí đưa đi toàn thân.
Ở trung tiêu thì tỳ vị vận hóa và hấp thu đồ ăn, đưa nước lên phế;
Ở hạ tiêu có sự phân biệt thanh và trọc, tinh được tàng trữ ở thận, các chất cặn bã được thải ra ngoài bằng đường đại và tiểu tiện.

Ngoài ra ta còn nói tam tiêu chủ việc bảo vệ các tạng phủ trong cơ thể.

Kinh lạc

sửa

Kinh lạc là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là Kinh, nhánh của nó gọi là Lạc, kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân.

Loại Kinh lạc

sửa

Kinh lạc phân ra hai loại kinh mạchlạc mạch. Trong kinh mạch gồm Chính kinhKỳ kinh

Ý nghĩa sinh lý của kinh lạc

sửa

Tác dụng sinh lý của kinh lạc là Hành khí huyết, dinh âm dương, nhu cân cốt, lợi quan tiết (lưu thông khí huyết, dưỡng âm dương tố chất, nuôi dưỡng các cơ quan). Trong thuộc tạng phủ, ngoài lạc chi khớp, thông trong đạt ngoài, vận hành khí huyết, liên hệ toàn thân, để duy trì bình thường công năng sinh lý cơ quan tổ chức cơ thể.

Ngũ tạng, lục phủ, tứ chi, ngũ quan, cửu khiếu, bì nhục cân cốt… của cơ thể, đều phải nhờ liên hệ của kinh lạc với sự dưỡng nuôi của khí huyết, mới có thể phát huy công năng của nó, đồng thời hỗ tương hiệp điều thành một chỉnh thể hữu cơ.

Ý nghĩa bệnh lý của kinh lạc

sửa

Ở tình huống bệnh lý, kinh lạc có liên quan với sự phát sinh và truyền biến của bệnh tật. Ngoại tà xâm phạm cơ thể, nếu tác dụng bảo vệ phần ngoài của khí mất bình thường, bệnh tà sẽ men theo đường kinh lạc mà truyền vào tạng phủ. Ngược lại, tạng phủ có bệnh, cũng sẽ men theo đường kinh sở thuộc mà thể hiện những triệu chứng tương ứng đến phía ngoài cơ thể. Nhưng thứ truyền biến này chỉ có thể là tương đối, có phải truyền biến hay không, còn phải xem các nhân tố như tính chất mạnh yếu của bệnh tà, chính khí của cơ thể thịnh suy, trị liệu thích hợp hay không … mà xác định.

Kinh lạc tuần hành

sửa

Mười bốn kinh mạch đều có bộ vị tuần hành nhất định.

  • Mười hai kinh mạch: thuộc tạng phủ tuần hành phân bố tả hữu đối xứng, mà còn nối tiếp theo thứ tự nhất định, bắt đầu từ thủ thái âm phế kinh, theo thứ tự truyền đến túc quyết âm can kinh, rồi lại truyền vào thủ thái âm phế kinh, tuần hoàn mãi không thôi, biểu thị liên tục như sau:
  1. Thủ thái âm phế kinh -
  2. Thủ dương minh đại tràng kinh -
  3. Túc dương minh vị kinh -
  4. Túc thái âm tỳ kinh -
  5. Thủ thiếu âm tâm kinh -
  6. Thủ thái dương tiểu tràng kinh -
  7. Túc thái dương bàng quang kinh -
  8. Túc thiếu âm thận kinh -
  9. Thủ quyết âm tâm bào kinh -
  10. Thủ thiếu dương tam tiêu kinh -
  11. Túc thiếu dương đảm kinh -
  12. Túc quyết âm can kinh.
  • 3 kinh Âm ở tay: Phế, Tâm, Tâm bào có hướng đi từ trong ngực ra ngoài ngón tay.
  • 3 kinh Dương ở tay: Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu có hướng đi từ đầu các ngón tay đi vào ngực, mặt.
  • 3 kinh Âm ở chân: Tỳ, Thận, Can có hướng đi từ bàn chân lên tận cùng ổ bụng, ngực.
  • 3 kinh Dương ở chân: Vị, Bàng quang, Đởm có hướng từ mặt xuống, điểm tận cùng là đầu các ngón chân.'

Nhâm mạch: Xuất phát từ môi dưới chạy xuống dưới cằm, cổ, ngực, bụng, rốn, xuyên qua bộ phận sinh dục, vừa đến hậu môn. Nhâm mạch có tác dụng tổng quản âm kinh của toàn thân, là Âm kinh chi hải.

Đốc mạch: Xuất phát từ hậu môn, theo xương cùng lên thắt lưng, lên tiếp theo đường xương sống, lên gáy, lên đỉnh đầu, qua trước trán, xuống mũi, kết thúc ở môi trên. Đốc mạch có tác dụng tổng quản dương kinh của toàn thân, là Dương kinh chi hải.

Kinh lạc chủ trị

sửa

Mười hai kinh mạch phân bố thuộc vào tạng phủ, âm kinh thuộc tạng là lý (lạc với phủ), dương kinh thuộc phủ là biểu (lạc với tạng). Hai kinh biểu lý thông qua lạc mạch nối tiếp thông đồng lẫn nhau. Do đó 2 kinh biểu lý, ở phương diện sinh lý và bệnh lý đều là liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau:

Kinh

(Tiếng Anh, tiếng hán)

Chi Ngũ Hành Thuộc Lạc Thời Gian
Thủ thái âm phế kinh

(Taiyin Lung Channel of Hand, 手太阴肺经)

Chủ trị: Bệnh chứng các bộ vị phế, ngực, hầu họng, bệnh sốt, tự hãn, đạo hãn, tiểu đường và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Tay (手) Kim (金) Phế (肺) Đại tràng (大腸) Dần
3 a.m. tới 5 a.m.
Thủ thiếu âm tâm kinh

(Shaoyin Heart Channel of Hand, 手少阴心经)

Chủ trị: Bệnh bộ vị ngực và tâm, bệnh thần chí, đại não phát dục không đầy đủ, thần kinh suy nhược, trúng phong á khẩu và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Tay (手) Hoả (火) Tâm (心) Tiểu tràng (小肠) Ngọ
11 a.m. tới 1 p.m.
Thủ quyết âm tâm bào kinh

(Jueyin Pericardium Channel of Hand, 手厥阴心包经)

Chủ trị: Bệnh bộ vị ngực, tâm, vị, bệnh thần chí, thần kinh suy nhược đại não phát dục không đầy đủ, hen suyễn, bệnh sốt rét và bệnh chứng của bộ vi kinh này đi qua.

Tay (手) Hoả (火) Tâm bào (心包) Tam tiêu (三焦) Tuất
7 p.m. tới 9 p.m.
Thủ thiếu dương tam tiêu kinh

(Shaoyang Sanjiao Channel of Hand, 手少阳三焦经)

Chủ trị: Bệnh chứng của bộ vị bên đầu, tai, mắt, hầu, bệnh chứng ngực sườn, bệnh phát sốt, phong chẩn, táo bón và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Tay (手) Hoả (火) Tam tiêu (三焦) Tâm bào (心包) Hợi
9 p.m. tới 11 p.m.
Thủ thái dương tiểu tràng kinh

(Taiyang Small Intestine Channel of Hand, 手太阳小肠经)

Chủ trị: Bệnh chứng của bộ vị bả vai, cổ gáy, đầu, mắt, tai, hầu họng, bệnh thần chí, bệnh phát sốt, đau thắt lưng và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Tay (手) Hoả (火) Tiểu tràng (小肠) Tâm (心) Mùi
1 p.m. tới 3 p.m.
Thủ dương minh đại tràng kinh

(Yangming Large Intestine Channel of Hand, 手阳明大肠经)

Chủ trị: Bệnh chứng của các bộ vị trước đầu, mặt, miệng, răng, mắt, tai, mũi, hầu họng, bệnh chứng bộ vị ngực bụng, bệnh phát sốt, phong chẩn, bệnh cao huyết áp và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Tay (手) Kim (金) Đại tràng (大腸) Phế (肺) Mão
5 a.m. tới 7 a.m.
Túc thái âm tỳ kinh

(Taiyin Spleen Channel of Foot, 足太阴脾经)

Chủ trị: Bệnh tràng vị, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, các thứ xuất huyết, thiếu máu, mất ngủ, thủy thũng, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Chân (足) Thổ (土) Tỳ (脾) Vị (胃) Tỵ
9 a.m. tới 11 a.m. 
Túc thiếu âm thận kinh

(Shaoyin Kidney Channel of Foot, 足少阴肾经)

Chủ trị:Bệnh hệ nội tiết và hệ sinh dục tiết niệu, thần kinh suy nhược, bệnh chứng bộ vị hầu, ngực, thắt lưng và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Chân (足) Thuỷ (水) Thận (腎) Bàng quang (膀胱) Dậu
5 p.m. tới 7 p.m.
Túc quyết âm can kinh

(Jueyin Liver Channel of Foot, 足厥阴肝经)

Chủ trị: Bệnh can (bao quát bệnh cao huyết áp, nhức đầu, mất ngủ, hay chiêm bao), bệnh đảm, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Chân (足) Mộc (木) Can (肝) Đảm (膽) Sửu
1 a.m. tới 3 a.m.
Túc thiếu dương đảm kinh

(Shaoyang Gallbladder Channel of Foot, 足少阳胆经)

Chủ trị: Bệnh chứng của các bộ vị bên đầu, mắt, tai, ngực sườn, bệnh can đảm, bệnh thần chí, bệnh phát sốt, xây xẩm, sưng chân, táo bón và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Chân (足) Mộc (木) Đảm (膽) Can (肝)
11 p.m. tới 1 a.m.
Túc thái dương bàng quang kinh

(Taiyang Bladder Channel of Foot, 足太阳膀胱经)

Chủ trị: Bệnh chứng của bộ vị lưng eo, sau gáy, sau đầu, đỉnh đầu, mắt, với bệnh tạng phủ quan hệ với du huyệt ở lưng của kinh này, bệnh phát sốt, bệnh thần chí, thai vị khác thường, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Chân (足) Thuỷ (水) Bàng quang (膀胱) Thận (腎) Thân
3 p.m. tới 5 p.m.
Túc dương minh vị kinh

(Yangming Stomach Channel of Foot, 足阳明胃经)

Chủ trị: Bệnh chứng của các bộ vị trước đầu, mặt, miệng, răng, hầu họng, bệnh tràng vị, bệnh thần chí, bệnh cao huyết áp, thiếu máu, bệnh thiếu bạch cầu, cơ thể suy nhược và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Chân (足) Thổ (土) Vị (胃) Tỳ (脾) Thìn
7 a.m. tới 9 a.m.

Nhâm mạch chủ trị: Bệnh hệ sinh dục tiết niệu, bệnh tràng vị, bệnh chứng phế và hầu họng, bệnh thần chí, cơ thể suy nhược, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Đốc mạch chủ trị: Bệnh bộ vị đầu mặt, hầu họng và bệnh tâm, phế, tràng vị, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, bệnh phát sốt, bệnh thần chí, đại não phát dục không hoàn chỉnh, bệnh thiếu bạch cầu, cơ thể hư suy, thần kinh suy nhược, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Kinh mạch

sửa

Kỳ kinh bát mạch

sửa

Theo người xưa, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) , 4 khí âm từ dưới đi lên (Địa khí), 8 dòng khí hóa trên giao lưu qua cơ thể con người, tạo thành 8 kinh, gọi là Kỳ kinh bát mạch với tên gọi 1.Nhâm, 2.Đốc, 3.Dương duy, 4.Âm duy, 5.Âm kiều, 6.Dương kiều, 7. Xung, 8. Đới

Trong 8 mạch, trừ 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, còn 6 mạch khác không có huyệt riêng . Có thể dùng 1 số huyệt của các kinh chính (huyệt Hội với 8 mạch) để điều hòa mạch khí của 6 mạch này. Khác với 12 kinh chính, đường tuần hoàn mạch khí của 8 mạch, chỉ đi từ phần dưới cơ thể lên đầu mặt, trừ mạch Đới đi vòng quanh bụng dưới và thắt lưng.

Trên lâm sàng, chỉ có Mạch Nhâm và Mạch Đốc là thường được dùng đến, các mạch khác rất ít khi dùng hoặc chỉ được dùng như có tính cách phân chia trên lý thuyết cho hợp với hệ thống hoặc chỉ được nghiên cứu và dùng trong phép châm “Linh Quy Bát Pháp”.

Bát mạch

sửa

Tám mạch bao gồm:

Đốc mạch

ở sau lưng, quản trị các kinh dương bắt đầu từ bộ phận sinh dục chạy dọc theo xương sống lên đỉnh đầu rồi vòng xuống đến nhân trung.

Nhâm mạch

ở phía trước, chịu trách nhiệm các kinh âm đi từ môi xuống ngực bụng rồi tới bộ phận sinh dục.

Xung mạch

còn gọi là huyết hải kiểm soát khí và huyết toàn cơ thể đưa đến 12 chính kinh, bắt đầu từ bộ phận sinh dục chia làm ba nhánh, một chạy lên đầu, một nhánh chạy theo xương sống, một nhánh xuống tới bàn chân.

Đới mạch

chạy vòng quanh bụng như thắt lưng nối liền các kinh âm và kinh dương.

Âm kiêu mạch

bắt đầu từ gót chân chạy lên chân bụng ngực tới miệng.

Dương kiêu mạch

bắt đầu từ gót chân theo phía sau vòng qua trước mặt rồi ngừng lại sau gáy.

Âm duy mạch

từ gót chân chạy lên qua bụng ngừng lại ở cổ.

Dương duy mạch

từ gót chân lên theo chân qua người vòng qua đỉnh đầu ra trước mặt.

Giao hội

sửa

8 mạch giao hội với 8 kinh ở 8 huyệt

  • 8 mạch : Nhâm, Đốc, Dương duy, Âm duy, Âm kiều, Dương kiều, Đới, Xung và Đới giao hội với
  • 8 kinh : Tỳ, Tâm bào, Tiểu trường, Bàng quang, Đởm, Tam tiêu, Phế và Thận
  • 8 huyệt : Công Tôn, Nội quan, Hậu khê, Thân mạch, Túc lâm khấp, ngoại quan, Liệt khuyết và Chiếu hải.

Tác dụng

sửa

8 mạch có tác dụng : bổ sung chỗ thiếu hụt của 12 kinh

  • Đốc, Nhâm, Xung và Đới trực tiếp với chức năng sinh đẻ.
  • Dương kiều, Âm kiều trực tiếp với chức năng vận động.
  • Dương duy, Âm duy trực tiếp với chức năng thăng bằng của cơ thể.

Bệnh chứng Kỳ kinh Bát mạch

sửa

Mạch Biểu hiện Bệnh lý Tác dụng chữa bệnh

ĐỐC (28 huyệt riêng) Cột sống vận động khó, bệnh nặng thì như uốn ván, đầu váng, lưng yếu Cứng lưng, uốn ván do bệnh não, bệnh của tạng phủ
NHÂM (24 huyệt riêng) Nam : thoái vị . Nữ : khí hư, không sinh đẻ, bụng có u Hệ sinh dục, tiết niệu, bao tử, ngực, họng, trợ dương, bổ âm
XUNG (Không huyệt riêng) Kinh nguyệt không đều, vô sinh, khí hư, đái dầm, thoái vị, khí bốc lên đau trước tim Đau bụng, ngực cấp, các chứng của kinh thận, suyễn
ĐỚI (Không huyệt riêng) Bụng đầy trướng, lưng lạnh, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân teo, liệt Bụng, thắt lưng đau thắt, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân yếu
DƯƠNG KIỂU (Không huyệt riêng) Mắt mờ, đau mắt đỏ, mất ngủ, động kinh, lưng đau Bàn chân lệch ngoài, động kinh, mất ngủ
ÂM KIỂU (Không huyệt riêng) Ngủ nhiều, động kinh, bụng dưới đau, thoái vị ở nam, băng lậu ở nữ Bàn chân lệch trong, họng đau, động kinh, buồn ngủ
DƯƠNG DUY (Không huyệt riêng) Sức yếu, sốt rét, đầu váng, hoa mắt, suyễn, đau sưng thắt lưng Chứng sốt ở Biểu
ÂM DUY (Không huyệt riêng) Vùng tim đau, ngực sườn đau, Thắt lưng đau, vùng sinh dục nam Bao tử đau, vùng tim đau, ngực đau, bụng đau

Huyệt đạo

sửa
 

Huyệt đạo [6] là những điểm có khí tụ lại lớn, thường là những điểm giao nhau của nhiều đường kinh mạch. Dựa trên các khái niệm khí huyết lưu chuyển trên võ thuật cho ra đời hai vòng lớn là Tiểu chu thiên và Đại chu thiên.

Phương pháp bấm huyệt là một trong những phương pháp quen thuộc trong y học cổ truyền. Các huyệt vị trong cơ thể người rất đặc biệt, có thể để cứu người nhưng cũng có thể hại chết người. Hãy cũng mình tìm hiểu 36 vị trí huyệt đạo trên cơ thể người để có kiến thức bảo vệ cơ thể.

Huyệt đạo là gì?

sửa

Khí luôn tồn tại trong cơ thể con người và cả bên ngoài, nơi giao nhau hai luồng khí gọi là huyệt. Huyệt nằm cố định ở nhiều nơi trên cơ thể. Huyệt có tính lan truyền, khi ta kích thích vào một huyệt thì các huyệt liên quan cũng sẽ chịu các tác động.

36 huyệt đạo trên cơ thể người

sửa

Trong cơ thể có tất cả 107 huyệt, trong đó có những huyệt vị được sử dụng trong y học để cứu người, điều trị và chẩn đoán bệnh tật. Bên cạnh đó, có 36 huyệt vị không được phép đụng đến. 36 các huyệt trên cơ thể người gọi là tử huyệt. Những tác động hoặc tổn thương ở 36 huyệt này có thể gây tổn thương cơ thể thậm chí là gây tử vong.


1) Các huyệt đạo ở vị trí đầu, cổ được coi là nguy hiểm

sửa
a. Huyệt Bách hội

•Huyệt này nằm tại vị trí giao giữa đường đỉnh đầu kéo dài với đường liên kết phía trên dọc 2 tai. •Nếu bị đánh hoặc bị tổn thương tại huyệt Bách hội, bạn có thể thấy choáng, say xẩm, không còn khả năng đứng vững và cuối cùng là bất tỉnh. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

b. Huyệt Thần Đình

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm cách 5cm tính từ mép tóc trước trán. •Nếu bị đánh hoặc bị tổn thương tại huyệt Thần Đình, đầu tiên ta sẽ cảm thấy choáng và say xẩm, đồng thời, tổn thương này có thể tác động vào não của bạn sau này. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

c. Huyệt Thái Dương

•Huyệt đạo này được xác định là điểm lõm ở phía đuôi của chân mày. Đây là huyệt đạo thường được sử dụng trong bấm huyệt. •Nếu bị đánh trúng hoặc bị tổn thương tại huyệt Thái Dương, đầu tiên, bạn có thể bị choáng. Sau đó, trước mắt sẽ tối sầm lại, khống thấy đường. Tiếp theo, tai bạn sẽ bị ù. Việc này xảy ra rất nhanh, có thể nói là cùng lúc. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

d. Huyệt Nhĩ môn

•Huyệt này được xác định tại điểm khuyết phía trước vành tai. Nếu khi há miệng, huyệt chính là chỗ bị lõm vào. •Các triệu chứng khi bạn bị đánh hoặc bị tổn thương huyệt Nhĩ Môn là ù tai, choáng váng và mất khả năng thăng bằng dẫn đến té ngã. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

e. Huyệt Tình minh

•Huyệt này được xác định là tại điểm ngay khỏe mắt trong, nằm về phía đầu chân mày. •Nếu bạn bị đánh hoặc bị tổn thương tại huyệt Tình Minh, các triệu trứng thường gặp là mất thăng bằng, choáng váng. Hoặc nặng hơn, có thể dẫn đến hôn mê. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

f. Huyệt Nhân trung

•Đây là một huyệt được nhắc đến khá nhiều trong y học cũng như trong nhân tướng học. •Huyệt này được xác định tại điểm dưới chóp mũi. •Các triệu chứng khi bị đánh trúng hoặc bị tổn thương tại huyệt này đó là choáng váng và hoa mắt. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

g. Huyệt Á môn

•Huyệt này được xác định tại điểm sau ót. Điểm này ở vị trí lõm vào giữa gai đốt sống cổ thứ I và đốt II. •Nếu bạn bị đánh hoặc bị tổn thương tại huyệt này, đặc biệt là đập vào khu diên tủy, bạn sẽ mất khả năng nói, khoáng váng, mất khả năng thăng bằng sau đó hôn mê. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

h. Huyệt Phong Trì

•Huyệt này được xác định tại vị trí phía đằng sau dái tai. Đây là vị trí chỗ lõm vào ở dưới xương chẩm. •Các triệu chứng khi bạn bị đánh hoặc bị tổn thương ở huyệt hày là tổn thương khu diên tủy, gây mất ý thức và bất tỉnh. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

i. Huyệt Nhân nghênh

•Huyệt Nhân Nghênh nằm ở vị trí gần yết hầu, đối xứng qua 5 cm. •Đối với người bị đánh hoặc bị tổn thương tại huyệt này, sẽ xuất hiện các triệu chứng là choáng váng, ứ đọng khí huyết. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

2) Các huyệt đạo nằm ở vùng bụng và ngực được coi là nguy hiểm

sửa
a. Huyệt Cưu vĩ

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm nằm cách rốn 15 cm về phía trên. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương sâu sắc cho bụng, các cơ quan nội tạng như gan, mật và hệ thống tim mạch, gây ứ đọng máu), và có thể dẫn đến nguy hiểm về tánh mạng, thậm chí là tử vong. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

b. Huyệt Cự khuyết

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm nằm cách rốn 9 cm về phía trên. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương sâu sắc cho gan, mật và hệ thống tim mạch), và có thể dẫn đến nguy hiểm về tánh mạng, thậm chí là tử vong •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

c. Huyệt thần khuyết

•Huyệt đạo trên cơ thể người được xác định tại điểm chính giữa rốn. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương đặc biệt nguy hiểm đối với thần kinh liên sườn, tổn thương sâu sắc đến các cơ quan bên trong cơ thể như: ruột, bàng quang). Đồng thời, gây ứ đọng khí huyết, lưu thông máu, làm mất đi sự linh hoạt trong di chuyển và vận động. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

d. Huyệt Khí hải

•Huyệt đạo trên cơ thể được xác định tại điểm nằm cách rốn 4 cm về phía dưới. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương sâu sắc đến vách bụng, các hệ thống tĩnh mạch, động mạch, gây tổn thương sườn). Đồng thời, gây ứ đọng khí huyết, lưu thông máu, làm mất đi sự linh hoạt trong di chuyển và vận động. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

e. Huyệt Quan Nguyên

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm nằm cách rốn 7 cm về phía dưới. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương sâu sắc đến ruột, vách bụng, các hệ thống tĩnh mạch, và hệ thống dây thần kinh liên sường, ). Đồng thời, gây ứ đọng khí huyết, lưu thông máu giảm. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

f. Huyệt Trung cực

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm nằm cách rốn 10 cm về phía dưới. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương sâu sắc đến vách bụng, các hệ thống tĩnh mạch, và hệ thống thần kinh kết tràng chữ S). Đồng thời, có thể gây ra các tổn thương khí cơ. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

g. Huyệt Khúc cốt

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm xương khung chậu bụng dưới – hạ bộ. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng, gây tổn thương khí cơ. Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

h. Huyệt Chương môn

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm tuyến giữa nách. Huyệt Chương môn nằm ở vị trí mút ucuối của xương sườn nổi số 1. Bạn có thể xách định bằng cách co khủy tay sát nách, huyệt đạo này sẽ là điểm nằm ngang với đánh cuối cùng của khuỷu tay. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng như gan và lá lách), gây tổn thương đến màng cơ xương. Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

i. Huyệt Thương khúc

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm giữa bụng tại bao tử đối xứng ra 2 bên khoảng 5cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương đến hệ thần kinh liền sườn, hệ thống động mạch, các cơ quan nội tạng như ruột). Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

3) Các huyệt đạo tại phần lưng, eo, mông được cho là nguy hiểm

sửa
a. Huyệt Phế du

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm mỏm gai đốt sống ngực thứ 3 đối xứng ra 2 bên lưng 4 cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương đến hệ thần kinh, hệ thống mạch máu, các cơ quan nội tạng như tim p,hổi). Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

b. Huyệt Quyết âm du

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm mỏm gai đốt sống ngực thứ 4 đối xứng ra 2 bên lưng 4 cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương các cơ quan nội tạng như tim p,hổi). Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. Nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng và gây tử vong tại chỗ. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

c. Huyệt Tâm du

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm mỏm gai đốt sống ngực thứ 3 đối xứng ra 2 bên lưng 4 cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương các cơ quan nội tạng như tim, thành tim). Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

d. Huyệt Thận du

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm mỏm gai eo lưng thứ 2 đối xứng ra 2 bên lưng 4 cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương các cơ quan nội tạng như thận). Đồng thời, gây ứ đọng lưu thông khí và máu. Nghiêm trọng có thể gây bán thân bất toại. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

e. Huyệt Mệnh môn

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm giữa đốt thắt lưng thứ 2 và đốt thắt lưng thứ 3. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương xương sườn). Đồng thời, gây phá khí cơ. Nghiêm trọng có thể gây bán thân bất toại. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

f. Huyệt Chí thất

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm mỏn gai đốt sống eo lưng thứ 2 đối xứng qua 2 bên 6 cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh, gây tổn thương cơ quan nội tạng như thận). Đồng thời, gây tổn thương khí huyết bên trong cơ thể. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

g. Huyệt Khí hải du

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm mỏn gai đốt sống eo lưng thứ 3 đối xứng qua 2 bên 4 cm. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều tổn thương nghiêm trọng (gây tổn thương cơ quan nội tạng như thận). Đồng thời, gây phá khí và ngăn cản lưu thông máu. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

h. Huyệt Vĩ lư

•Huyệt đạo này được xác định tại điểm giữa chỗ hậu môn và xương cùng. •Đối với những người bị đánh,bị va chạm hoặc bị tổn thương tại huyệt đạo này sẽ gặp nhiều cản trở trong việc lưu thống khí huyết toàn bộ cơ thể. Khí tại đan điền không có khả năng di chuyển lên trên. •Cần tránh những chấn động gây tổn thương đến huyệt này.

Hi vọng các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về các huyệt đạo trên cơ thể người. Giúp bạn có những thông tin nhằm cẩn trọng hơn trong các va chậm thông thường trong cuộc sống.