Chính trị nhà Trần/Bộ máy chính quyền/Trung ương
Thời Trần, tổ chức bộ máy nhà nước vừa có sự kế thừa triều đại trước, vừa mang sắc thái riêng.
Đối với vương triều, đứng đầu Nhà nước quân chủ quý tộc Trần là vua. Nhà vua giữ địa vị độc tôn, có quyền uy tuyệt đối, cả thiên hạ tôn thờ một người. Quyền lợi của nhà vua gắn liền với quyền lợi của tầng lớp quý tộc đồng tộc. Ngôi vua được quyền thế tập. "Xã tắc" là quốc gia của vua, gắn liền với "Tông miếu" của những người gắn bó với nhau bằng huyết thống. "Xã tắc" và "Tông miếu" là trách nhiệm và quyền lợi của dòng họ Trần đối với đất nước, tổ tiên.
Tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần, được triều đình trao giữ những chức vụ cao trong triều như các chức Tam thái, Tam thiếu, Tam tư[1], đứng đầu hai ban văn võ. Chức Phiêu kỵ tướng quân thì chỉ giao cho Hoàng tử đảm nhiệm. Vai trò của tôn thất là rất quan trọng - "tông tử duy thành", họ là chỗ dựa chính yếu cùa vương triều. Quyền lợi chính trị của quý tộc đồng tộc này là quyền cao, chức trọng và được duy trì theo chế độ tập ấm. Quyền lợi kinh tế là được ban cấp bổng lộc theo chế độ thái ấp. Các vương hầu được cử đi trấn trị ở các địa phương quan trọng theo chế độ ban cấp thái ấp. Trần Thủ Độ ở Quắc Hương, Trần Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Trần Quốc Chẩn ở Chí Linh, Trần Quốc Khang ở Diễn Châu, Trần Nhật Duật ở Thanh Hóa.
Chế độ Thượng hoàng (Thái thượng hoàng) được nhà Trần duy trì từ đầu cho đến khi kết thúc vương triều, với mục đích chính là để bảo vệ ngôi báu cho dòng họ, phòng khi bất trắc xảy ra. Các công việc triều chính đều do Thượng hoàng quyết định. Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: "Gia pháp nhà Trần..., con đã lớn thì cho nối ngôi chính, cha lui ở cung Thánh Từ, xưng là thượng hoàng, cùng trông coi chính sự. Thực ra chi truyền ngôi để yên việc sau, phòng khi thảng thốt mà thôi, chứ mọi việc đều do ở thượng hoàng quyết định cả. Vua nối vẫn chẳng khác gì hoàng thái tử cả..."[2].
Thời Trần, lúc đầu, hầu hết các cơ quan quan trọng ở trung ương đều do các quý tộc tôn thất nắm giữ, ngoại trừ một số quan lại triều Lý có công suy tôn Trần Cảnh, đã được triều Trần phong cho một số chức quan trọng. Phùng Tá Chu được phong chúc Thái phó, tước Hưng Nhân vương. Phạm Kính Ân được phong chức Thái úy, tước Bảo Trung hầu. Những chức vụ lớn nhất của bộ máy nhà nước trung ương thời Trần như Tam Công (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam Thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo), Thái uý, Tư đồ, Tư mã, Tư không đứng đầu hai ban văn, võ đều do các tôn thất nắm giữ. Đó là đặc điểm của tổ chức bộ máy trung ương thời nhà Trần. "Quan chế đời Trần, đại yếu lấy ba chức thái, ba chức thiếu, thái uý, tư đồ, tư mã, tư không làm trọng chức cùa các đại thần văn võ. Chức tế tướng thì thêm danh hiệu tả hữu tướng quốc bình chương sự, nhập nội hành khiển, hoặc thêm tả phù hữu bật, tham dự triều chính, về văn giai thì có các chức lục bộ thượng thư, tả hữu bộc xạ, tả hữu ty lang trung, tả hữu gián nghị đại phu, tri mật viện sự, khu mật tham chính, thiẽm tri mật viện sự, lục bộ thị lang, trung thư thị lang, trung thư lệnh, lục bộ lang trung, viên ngoại lang, tả hữu chính ngôn tham nghị..."[3]. Những chức quan mà Phan Huy Chú ghi chép trên là những chức của các cơ quan tối cao của Nhà nước, có quyền tham gia bàn bạc các vấn đề trong triều nhưng chức nào giữ việc gì thỉ Phan Huy Chú cũng phải thừa nhận "không thể khảo cứu rõ được". Từ sau đời Trần Nghệ Tông, quyền hành trong nước đều được vua giao cho Hồ Quý Ly nắm giữ. Tầng lớp trí thức hoặc những nho sinh tài giỏi thay thế dần những chức vụ quan trọng mà trước đây chỉ dành cho tôn thất.
Chức Lưu thủ: cho Hoàng tử làm trong khi vua ra ngoài. Chức này, không những được đặt ở kinh sư mà còn đặt ở phủ Thiên Trường
Chức Tể tướng: (còn gọi là Thượng tể, Thái tể) phải là người tôn thất, chọn trong những nguời tài giỏi, có đức, có học vấn. Toàn thư chép: "Chức Tể tướng thì chọn trong tôn thất người nào tài giỏi, có đạo đức nghệ thuật, thông hiểu thi thư thì cho làm"[4]. Phan Huy Chú cũng nhận xét: Chức Tể tướng "Đầu đời Trần, Thái Tông đặt quan, đổi làm tả hữu tướng quốc, kiêm kiểm hiệu đặc tiến khai phủ nghỉ đồng tam ty bình chương sự, tức là chức Thái úy phụ quốc đời Lý. Từ đời Kiến Trung (1225-1232) về sau, đều dùng thân vương trong tôn thất làm chức ấy, gia phong tước quốc công. Những người hiền tài họ khác, dầu được chọn vào chính phủ, chưa từng được làm chức bình chương, vì lấy sự thân với người thân làm trọng, đó là thể lệ đặt chức Tể tướng của triều Trần"[5].
Chức Á tướng: (hay Thứ tướng) thường là tham tri hay tri mật viện sự, lấy thị lang hoặc gián nghị đại phu cho làm. "Chức Á tướng, đời Lý là Tả hữu tham tri chính sự. Đời Trần cũng theo thế, đặt chức Tham tri chính sự, lại đặt chức Tri mật viện sự, đều là chức ở trong chính phủ, dưới chức tướng quốc"[6].
Chức Hành khiển[7]: gần ngang với chức Á tướng. Lúc đầu, Hành khiển ty ở hai cung Quan Triều và Thánh Từ (Hành khiển tả hữu ty), cùng với Nội thư hỏa cục, đều gọi là Nội Mật viện. Đến năm 1325 đổi Hành khiển ty làm Môn hạ sảnh. Chức này, lúc đầu thì dùng hoạn quan, đến đời Trần Thánh Tông, niên hiệu Thiệu Long (1258-1272) thì dùng những trí thức Nho học, như trường hợp Nguyễn Trung Ngạn, Lê Cư Nhân.
Chức Thượng thư: bắt đầu đặt từ thời Lý nhưng các bộ như thế nào thì không thể khảo được. Thời Trần, đặt chức Thượng thư hành khiển, Thượng thư hữu bật. Đến nửa cuối thế kỷ XIV, dưới triều vua Trần Minh Tông niên hiệu Đại Khánh (1314-1324) và vua Trần Thuận Tông niên hiệu Quang Thái (1388-1398) thì chức Thượng thư các bộ mới được đặt ra rõ ràng. Ví dụ, dưới triều vua Trần Minh Tông, Doãn Bang Hiến làm Thượng thư Bộ Lại, Đỗ Nhân Giám làm Thượng thư Bộ Binh, Trần Chiêu Ngạn làm Thượng thư Bộ Binh.
Chúc Hàn lãm phụng chỉ: Công việc của Hàn lâm phụng chỉ là soạn tờ chiếu thay vua. Cho nên chức Hàn lâm phụng chỉ rất quan trọng, chi những người là Thái sư, Mật viện mới được làm. Về sau chức này được chọn những người đỗ đạt qua thi cử và nổi tiếng tài giỏi như Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Lê Quát, Hồ Tông Thốc...
Ngoài ra, thời Trần còn có ngạch quan chuyên về tăng đạo gọi là Tả nhai, phẩm Tả nhai đạo lục nhưng không được đứng vào hàng các quan trong triều. Sử chép, vào đầu thời Trần cho Phùng Tá Thang giữ chức đó "Tháng 3 năm 1244, cho cha Phùng Tá Chu là Phùng Tá Thang làm Tả nhai đạo lục, tước Tân Long. Bấy giờ phàm vương hầu bổ quan tăng đạo thì gọi là Tả nhai, vì không được đứng vào hàng các quan trong triều. Tả nhai là phẩm cao nhất trong ngạch tăng đạo, không phải là người thông thạo về tôn giáo cùa mình thì không được dự càn. Nay đem phong cho Tá Thang là lễ ưu hậu lắm"[8]. Sau đó vấn đề này không thấy trờ lại trong chính sử.
Các cơ quan chức năng của triều đình trung ương (Phan Huy Chú gọi các cơ quan này là Ty ở trong) thì chia làm quán, các, sảnh, viện, cục, đài.
Quán, các: như Lục bộ, Phủ Tôn chính.
Sảnh gồm có
- Trung thư sảnh (có Trung thư lệnh, Thị lang, Tả hữu gián nghị đại phu, Tả hữu chính ngôn, Tả hữu tham nghị, giữ việc đề nghị các việc lên vua và vâng tuyên mệnh lệnh);
- Môn hạ sảnh (vốn là quan triều cung hành khiển ty, đến đời Thiệu Phong thi đổi tên này, có các chức Hành khiển, Tả hữu ty lang trung, viên Ngoại lang, giữ việc vâng theo lệnh chi của Thượng hoàng);
- Thượng thư sảnh (vốn là Thánh từ cung hành khiển ty, đến đời Thiệu Phong thì đổi tên này, có các chức Hành khiển, Tả phù, Hữu bật, Tả hữu bộc xạ, bộ Thượng thư, Tả hữu ty lang trung, viên Ngoại lang, giữ việc vâng theo lệnh chi của Thượng hoàng);
- Bí thư sảnh (có Bí thư giám, Hiệu thư). Theo chế độ nhà Tống thì sảnh này giữ việc kinh tịch đồ thư, quốc sử thực lục, thiên văn nhật lịch;
- Nội thị sảnh (có các chức Nội thị, Thiên chương các học sĩ giữ việc hầu vua và tuyên chế lệnh).
Viện gồm có
- Tuyên huy viện (có Đại sứ và Phó sứ. Theo chế độ nhà Tống thì Tuyên huy viện giữ sổ sách các ty các ban trong cung, cùng việc tế tự triều hội);
- Thấm hình viện (cỏ chức Đại lý chính, khi tụng án đã thành, viện này định tội, lệ vào Hình bộ); Quốc sử viện (có Đề điệu, Giám tu quốc sử);
- Tập hiền viện (cỏ Học sĩ, cũng có Tập hiền điện);
- Hàn lâm viện (có các chức Học sĩ, Học sĩ thừa chì);
- Tam ty viện (đời Lý là Đô hộ phủ sĩ sư, đời Trần sơ gọi là Đô vệ phủ, đời Kiến Trung đổi tên này, lệ vào Ngự sử đài, xét đoán các án ngờ, có ba ty là Phụng tuyên, Thanh túc, Hiến chính);
- Quốc học viện (do Thượng thư quản lãnh, giữ việc dạy học; cũng như Quốc tử giám cùa nhà Tống;
- Khu mật viện tham dự bàn việc triều chính, có các chức Tham tri, Giám sự, còn gọi là Đại sử, Phó sứ, đều là những chức quan quan trọng. Dưới triều vua Trần Dụ Tông cho Khu mật viện lĩnh cấm quân thì chức vụ này càng quan trọng hơn và quyền hành càng lớn.
Cục: Nội thư hoả cục, chi hậu cục.
Đài: Ngự sử đài, cổ các chức Thị ngự sử, Giám sát ngự sử, Ngự sử trung tán, N gự sử trung thừa, Ngự sử đại phu, Chủ thư thị ngự sử. Ngự sử đài giữ phong hóa, pháp độ nên chức tước rất quan trọng.
Đến năm 1267, các chức quan ở quán, các, sảnh, viện, đều chọn trong các Nho sinh cho làm và cũng từ thời điểm này bộ máy nhà nước trung ương được bổ sung bằng đội ngũ trí thức Nho học. Toàn thư chép: "Đinh Mão, năm thứ 10 (1267). Mùa hạ, tháng tư, chọn lấy những nho sinh hay chữ, bồ vào quán, các, sảnh, viện... người văn học được giữ quyển bính bắt đầu từ đấy"[9].
Cơ quan chuyên trách tư pháp ở kinh đô Thăng Long là Bình Bạc ty, rồi đổi là An phủ sứ[10] (năm 1265), sau lại đổi làm Kinh sư Đại doãn.
Các chức quan ở triều đình trung ương có thể khái quát như sau: đứng đầu là vua, sau đến Tể tướng, Thứ tướng, Tri mật viện sự và Hành khiển môn hạ sảnh. Sau là hai ban văn, võ.
Nhìn chung, tổ chức chính quyền trung ương thời Trần quy củ và hoàn thiện hơn triều Lý. Điều đó phản ánh bước phát triển và tính chất "đồng tộc" trong cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước thời Trần trong quá trình xây dựng đất nước[11].
Thời Trần, tầng lớp quỷ tộc đồng tộc được củng cố vững chắc. Địa vị chính trị cùa tôn thất trong bộ máy nhà nước rất cao. Thời Lý, chức quan quan trọng như Tể tướng, hầu hết không phải là tôn thất họ Lý.
- Chú thích
- ▲ Tam tư được chép trong Tám chính cùa Kinh Thư. Kinh Thư chép 'Tám chính' là: Thực (ăn); Hóa (tiền của); Tự (cúng tế); 4. Tư không (quan giữ đất); Tư đồ (quan giữ lễ giáo); Tư khấu (quan coi trộm cướp); Tân: (tiếp tân khách); Sư (quân lính). Theo Toàn thư, tập I, quyển 5, trang 56.
- ▲ Toàn thư, quyển V, tập II, trang 31.
- ▲ Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, trang 443.
- ▲ Toàn thư, quyển V, tập II, trang 21.
- ▲ Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, trang 464.
- ▲ Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, trang 465
- ▲ Hành khiển: Là một trong các chức trong Thượng thư sảnh, giữ việc vâng theo lệnh chỉ của Thượng hoàng. Thượng thư sảnh vốn là Thánh từ cung Hành khiển ty, đến đời Thiệu Phong thì đổi tên này, có các chức hành khiển, tả phù, hữu bật, tả hữu bộc xạ bộ thượng thư, tả hữu ty lang trung, viên ngoại lang đều giữ việc vâng theo lệnh chi của Thượng hoàng. (Theo Chú giải và khảo chứng cùa Toàn thư, trang 281).
- ▲ Toàn thư, quyển V, tập II, trang 20.
- ▲ Toàn thư, quyển V, tập II, trang 39.
- ▲ Cương mục chép là Đại an phủ.
- ▲ Xem thêm: Phan Huy Lê, "Nhận xét về tổ chức và tính chất nhà nước thời Trần", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (235), 1987, trang 27 - 32; Trần Thị Vinh, "Tìm hiểu thiết chế và tổ chức nhà nước thời Trần", Tạp chí Nghiên cửu Lịch sử, số 3 - 4 (240-241), 1988, trang 21 - 25.