Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ
Quốc huy Việt Nam
Quốc huy
Tổng quan
Thủ đô:Hà Nội
Thành phố lớn nhất:Thành phố Hồ Chí Minh
Phân chia:63 tỉnh thành
(5 thành phố, 58 tỉnh)
Địa lý
Khu vực:Đông Nam Á
Khí hậu:Nhiệt đới
Diện tích:331.212 km2
Xã hội
Dân số:98 triệu người
Mật độ:290 người/km2
Dân tộc:54 dân tộc.
(Người Kinh chiếm 85%)
Tôn giáo lớn:Phật giáo
Công giáo
Tin Lành
Cao Đài
Hòa Hảo
Kinh tế
Nhóm nước:Đang phát triển
GDP
(2020)
340 tỷ USD (danh nghĩa)
1047 tỷ USD (PPP)
Bình quân
(2020)
3.500 USD (danh nghĩa)
10.750 USD (PPP)
Tiền tệ:Đồng (₫)
Mã quốc tế: VND

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là một quốc gia nằm tại khu vực Đông Nam Á. Đất nước chia thành 63 tỉnh thành; thủ đô là Hà Nội, thành phố đông dân nhất là Thành phố Hồ Chí Minh. Lãnh thổ Việt Nam trải dài, cong hình chữ S. Đây là một quốc gia đông dân, với dân số hơn 95 triệu người, đứng hạng 15 thế giới.

Địa lý

sửa

Lãnh thổ

sửa

Việt Nam là một quốc gia nằm tại khu vực Đông Nam Á, ở rìa Đông bán đảo Đông Dương. Diện tích tự nhiên của Việt Nam, bao gồm cả đất liền và hải đảo là 331.212 km2. Lãnh thổ của Việt Nam kéo dài theo chiều Bắc - Nam. Khoảng cách từ cực Bắc đến cực Nam là 1650 km, tương đương với 15o vĩ tuyến. Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km, hợp với 4600 km đường biên giới trên bộ làm thành khung lãnh thổ cơ bản của đất nước.

Tài nguyên khoáng sản

sửa

Việt Nam có thể được xem là một nước giàu tài nguyên khoáng sản. Phần lớn các khoáng sản tại Việt Nam có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoảng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, đồng, thiếc, crom, boxit (quặng nhôm).

Địa hình

sửa

Địa hình là nhân tố chủ yếu tạo ra sự phân hóa đa dạng của tự nhiên Việt Nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ đất nước, chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, trong khi núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là dãy núi Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1.400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi còn lan sát ra biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo, tiêu biểu là vùng biển Hạ Long (Quảng Ninh).

Còn lại 1/4 diện tích lãnh thổ là đồng bằng với 2 đồng bằng lớn nhất là đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Ngoài ra còn có một số đồng bằng nhỏ hơn và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là đồng bằng duyên hải miền Trung.

Khí hậu

sửa

Sông ngòi

sửa

Đất

sửa

Sinh vật

sửa

Kinh tế

sửa

Sự phát triển nền kinh tế

sửa

Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển. Trước năm 1986, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo đói sống trong nền kinh tế "bao cấp". Từ sau Đổi Mới năm 1986, Việt Nam chuyển đổi từ sự cứng nhắc và yếu kém của kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", mở cửa nền kinh tế với thế giới, cho phép nhiều thành phần tham gia kinh tế và Nhà nước chỉ huy các ngành kinh tế then chốt. Công cuộc đổi mới này đã đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng nghèo đói, tăng thu nhập quốc dân, đưa nền kinh tế quốc gia hội nhập với thế giới. Năm 2019, mức độ tăng trưởng GDP Việt Nam đạt ...%, là một trong những nền kinh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Kể cả trong năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19 làm nền kinh tế toàn cầu suy thoái, kinh tế Việt Nam vẫn có tốc độ tăng trưởng đạt ...%, là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt con số dương trong năm.

Chỉ số kinh tế

sửa

Tổng kết năm 2019, GDP Việt Nam danh nghĩa đạt ... tỷ USD (xếp hạng ... thế giới) tương ứng với mức bình quân đầu người ... USD (hạng ... thế giới). Nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP Việt Nam đạt ... tỷ USD (xếp hạng ... thế giới) tương ứng với mức bình quân đầu người ... USD (hạng ... thế giới).

Cơ cấu kinh tế

sửa

Cơ cấu kinh tế năm 2019:

  • Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP (giảm 0,72% so với năm 2018)
  • Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 34,49% (tăng 0,26% so với năm 2018)
  • Khu vực dịch vụ là khu vực có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 41,64% (tăng 0,52% so với năm 2018)
  • Các thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91% (giảm 0,06% so với năm 2018)

Xuất nhập khẩu

sửa

Kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt nam đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương đương tăng 36,69 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD (tăng 8,4%) và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD (tăng 6,8%). Như vậy, Việt Nam trong năm 2019 là một nước xuất siêu, với cán cân thương mại đạt 11,12 tỷ USD. Đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ (chiếm 23,2%), xếp sau là Trung Quốc (chiếm 15,7%) và Liên minh châu Âu (chiếm 15,7%). Đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm 29,8%), xếp sau là Hàn Quốc (chiếm 18,5%) và ASEAN (chiếm 12,7%).

Gia nhập tổ chức và ký kết hiệp định

sửa

Việt Nam có cơ cấu dân số khá trẻ, lực lượng lao động dồi dào cùng với hệ thống chính trị ổn định và dòng vốn FDI mạnh. Trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lớn như ASEAN, APEC, ASEM, WTO, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước khác, gần đây nhất là với Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh năm 2020.

Các trung tâm kinh tế và các vùng kinh tế

sửa

Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam phân chia Việt Nam thành 6 vùng kinh tế xã hội:

Trung du và miền núi phía Bắc
Trung du và miền núi phía Bắc là vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía Bắc Việt Nam, có một số thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kể về một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội.

Các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.

Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng đặc biệt của Việt Nam. Đây là vùng có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tư nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư tập trung đông đúc, lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao. Vùng này xuất hiện tới 2 thành phố trực thuộc trung ương, là thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng.

Các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình.

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
Vùng Bắc Bắc Trung Bộ có tài nguyên khoáng sản, rừng, biển, tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng, nhưng cũng gặp nhiều thiên tai. Vùng duyên hải miền Trung là vùng liên kết Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Nơi đây có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển.

Các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Tây Nguyên
Tây Nguyên là một khu vực không giáp biển. Vùng này có địa hình cao nguyên xếp tầng, có khí hậu mát mẻ, đất bazan màu mỡ, rừng chiếm diện tích lớn, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận. Đây cũng là địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số, và cũng là vùng thưa dân nhất cả nước.

Các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Đông Nam Bộ
Các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, nguồn đất, nước, sinh vật trên cạn và dưới nước phong phú, mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Vùng này có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

Các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.

Chính quyền

sửa
Nguyễn Xuân Phúc
Chủ tịch nước
Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội

Việt Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước và là đảng chi phối hầu hết bộ máy nhà nước. Tổng Bí thư là chức vị cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, thay mặt nhà nước về đối nội và đối ngoại. Quốc hội Việt Nam điều hành bởi Chủ tịch Quốc hội, là cơ quan quyền lực tối cao của đất nước, nắm quyền lập pháp. Chính phủ đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ, là cơ quan hành chính cao nhất, nắm quyền hành pháp. Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng được xem là 4 chức vị quyền lực nhất đất nước.

Chủ tịch nước

sửa

Chính phủ

sửa

Quốc hội

sửa

Đảng Cộng sản Việt Nam

sửa

Tham gia tổ chức quốc tế

sửa
Một số tổ chức quốc tế mà Việt Nam gia nhập
Tổ chức Viết tắt Thời điểm gia nhập Thứ tự gia nhập
Liên Hợp Quốc UN Ngày 20 tháng 09 năm 1977 Thứ 149
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Ngày 28 tháng 07 năm 1995 Thứ 7
Tổ chức thương mại thế giới WTO Ngày 11 tháng 01 năm 2007 Thứ 150
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương APEC Ngày 14 tháng 11 năm 1998 Thứ 21
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO Ngày 12 tháng 04 năm 1981
Liên minh bưu chính quốc tế UPU Ngày 14 tháng 11 năm 1998

Xã hội

sửa

Dân số

sửa

Ngôn ngữ

sửa

Tôn giáo

sửa

Giáo dục

sửa

Ẩm thực

sửa

Tỉnh thành

sửa

Việt Nam có tất cả 63 tỉnh thành, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương và 58 tỉnh. Các thành phố trực thuộc trung ương là các đô thị lớn, các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thành phố trực thuộc trung ương
Tỉnh

Ngày lễ quốc gia

sửa
Lịch Ngày tháng Tên ngày lễ
Dương lịch 1 tháng 1 Tết Dương lịch
Âm lịch 30 tháng 12 - 4 tháng 1
(nếu là tháng thiếu thì bắt đầu từ ngày 29 tháng 12)
Tết Nguyên Đán
Âm lịch 10 tháng 3 Giỗ tổ Hùng Vương
Dương lịch 30 tháng 4 Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Dương lịch 1 tháng 5 Quốc tế Lao động
Dương lịch 2 tháng 9 Quốc khánh

Sự thật thú vị

sửa

Xem thêm

Xem ngẫu nhiên các quốc gia khác