Các quốc gia/Trung Quốc
Trung Quốc có tên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia rộng lớn thuộc khu vực Đông Á. Đây là nước láng giềng phía Bắc của Việt Nam. Lãnh thổ Trung Quốc bao gồm 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương và 2 đặc khu hành chính. Trung Quốc đứng đầu thế giới về dân số, đứng hạng hai thế giới về GDP và đứng hạng tư thế giới về diện tích. Hơn 40 năm về trước, Trung Quốc còn là quốc gia chậm phát triển, nghèo đói, lạc hậu. Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách, mở cửa nền kinh tế bắt đầu từ năm 1978, kinh tế phát triển nhanh chóng, đưa Trung Quốc từ một nước chậm phát triển thành một quốc gia công nghiệp mới, có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thế giới.
Địa lý
sửaVị trí và giới hạn
sửaTrung Quốc nằm có diện tích lớn thứ tư trên thế giới (xếp sau Nga, Canada và Hoa Kỳ). Lãnh thổ Trung Quốc trải dài từ khoảng 20o Bắc tới 53o Bắc, khoảng từ 73o Đông đến 135o Đông, giáp với 14 nước, nằm trên 5 múi giờ nhưng Trung Quốc chỉ lấy một múi giờ theo múi giờ Bắc Kinh là GMT+8.
Địa hình
sửaĐịa hình Trung Quốc có sự khác biệt rõ rệt khi đi từ Tây sang Đông.
Phần Đông của Trung Quốc trải dài từ biển Hoa Đông vào đất liền đến kinh tuyến 110o Đông. Vùng này có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ, dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Ba thành phố trực thuộc trung ương là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và hai đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao đều nằm tại phần Đông của Trung Quốc.
Phần Tây còn lại của Trung Quốc gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn bồn địa. Do khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt đã tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Các con sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang cũng bắt nguồn từ phần Tây chảy về phần Đông rồi đổ ra biển Hoa Đông. Điển hình cho các dãy núi cao ở đây là dãy Hi Mã Lạp Sơn, với đỉnh Everest cao 8848 mét so với mực nước biển.
Khí hậu
sửa
|
|
|
Kinh tế
sửaTrung Quốc có vị thế là một cường quốc kinh tế, có khả năng tác động mạnh tới các nền kinh tế khác trên thế giới, mặc dù nước này vẫn đang được xếp vào hàng các nước đang phát triển. GDP năm ... của Trung Quốc đạt ... tỷ USD, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Nhưng nếu xét theo GDP sức mua tương đương, Trung Quốc đạt tới ... tỷ USD, đứng hạng nhất thế giới, vượt qua cả Mỹ.
Nhưng trước đây, trong giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1978, kinh tế Trung Quốc phát triển chậm, thụt lùi, hơn một nửa dân số trong tình trạng nghèo đói. Cuối năm 1978, Trung Quốc thực hiện chương trình cải cách kinh tế, mở đầu cho một thời kỳ kinh tế Trung Quốc phát triển thần kỳ đến hiện tại.
Năm | 1960 | 1965 | 1970 | 1975 | 1980 | 1985 | 1990 | 1995 | 2000 | 2005 | 2010 | 2015 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Trung Quốc | 60 | 70 | 93 | 163 | 191 | 310 | 361 | 735 | 1.211 | 2.286 | 6.087 | 11.020 |
Hoa Kì | 543 | 744 | 1.073 | 1.685 | 2.857 | 4.339 | 5.963 | 7.640 | 10.250 | 13.040 | 14.990 | 18.220 |
Nhật Bản | 44 | 91 | 213 | 522 | 1.105 | 1.399 | 3.133 | 5.449 | 4.888 | 4.755 | 5.700 | 4.389 |
Vương quốc Anh | 73 | 102 | 131 | 242 | 565 | 489 | 1.093 | 1.342 | 1.658 | 2.539 | 2.475 | 2.929 |
Chính quyền
sửaQuân sự
sửaPhân chia địa phương
sửaKhoa học kỹ thuật
sửaXã hội
sửaDân số
sửaTrung Quốc là quốc gia đông dân nhất trên thế giới trong nhiều thế kỷ và cả hiện tại. Tính đến năm 2019, dân số Trung Quốc đạt 1,43 tỷ người, với tỷ lệ gia tăng dân số chỉ rơi vào mức 0,5%-0,6%. Trong nửa sau thế kỉ 20, dân số Trung Quốc tăng nhanh một cách không kiểm soát. Trung Quốc phải thực hiện "chính sách một con" để kiểm soát gia tăng dân số và chính sách chỉ mới được bãi bỏ vào năm 2015. Vì thực hiện chính sách một con trong thời gian dài nên tỷ lệ người trẻ thấp, tỷ lệ trung niên và cao niên chiếm tỷ lệ cao, vì vậy mà "chính sách hai con" đã thay thế ngay sau khi "chính sách một con" được bãi bỏ.
Dân cư Trung Quốc hầu hết tập trung ở phần Đông của đất nước, trong khi phần Tây thưa thớt dân cư. Chệnh lệch giới tính cũng là một vấn đề nghiêm trọng tại Trung Quốc. Trong năm 2010, tỷ số giới tính khi sinh là 118 bé trai trên 100 bé gái.
Số dân thành thị tại Trung Quốc ngày một tăng. Đất nước "tỷ dân" Trung Quốc mọc lên rất nhiều đô thị và thành phố lớn. Các thành phố tại Trung Quốc có quy mô dân số rất lớn. Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc với dân số hơn 24 triệu người.
Sắc tộc
sửaNgười Hán là dân tộc lớn nhất tại Trung Quốc chiếm hơn 92% dân số. Ngoài dân tộc Hán, Trung Quốc còn bao gồm 55 dân tộc thiểu số khác cùng chung sống. Trong số đó gồm có dân tộc Choang, Mãn, Hồi, Miêu, Duy Ngô Nhĩ, Tạng,...
Tôn giáo
sửaTừ thời xưa, Trung Quốc đã tạo ra hai tôn giáo là Nho giáo và Đạo giáo. Hai loại tôn giáo này ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên. Ngoài ra, Phật giáo cũng đã du nhập vào Trung Quốc từ thế kỉ 2 Công Nguyên. Hiện nay tại Trung Quốc, Phật giáo là tôn giáo chiếm tỷ lệ lớn nhất. Ngoài Phật giáo còn có Công giáo, Hồi giáo và nhiều tôn giáo khác.