Mạc Thái Tổ (1527 – 1529) : sau khi cướp ngôi của Cung Hoàng, Mạc Đăng Dung tự xưng hoàng đế, tức Mạc Thái Tổ. Chiếm đóng ở phía Bắc nên sử gọi là Bắc Triều.
Mạc Thái Tông (1529 – 1540) : năm 1529 Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh, tức Mạc Thái Tông, để lên làm Thái Thượng hoàng. Đăng Doanh được coi là vị vua có tài văn trị. Trong thời gian ông cai trị miền Bắc dân chúng ấm no, ngoại xâm phương Bắc cũng không dám lấn sang.
Mạc Hiến Tông (1540 – 1546) : năm 1540, Mạc Đăng Doanh mất, Mạc Đăng Dung lập cháu nội của mình là Mạc Phúc Hải nối ngôi, tức Mạc Hiến Tông.
Mạc Tuyên Tông (1546 – 1561) : năm 1546 Mạc Phúc Hải lâm bệnh mất, con là Mạc Phúc Nguyên lên thay, tức Mạc Tuyên Tông.
Mạc Mậu Hợp (1560 – 1592) : năm1561 Mạc Phúc Nguyên bị bệnh đậu mùa mất, con nhỏ là Mạc Mậu Hợp lên thay. phụ chính là Khiêm Vương Mạc Kính Điển. Trong thời gian này chiến sự rất ác liệt giữa Bắc Triều và Nam Triều.
Mạc Toàn (1592 – 1593) : năm 1592 trước thế tiến công như vũ bão của Nam Triều, Mạc Mậu Hợp nhường ngôi cho con là Mạc Toàn, còn mình thì thân chinh ra trận. Nhưng uy thế Nam Triều rất mạnh nên cũng chỉ đến năm 1593 quân Lê – Trịnh đã bắt và giết được Mạc Toàn kết thúc thời kỳ Nam – Bắc triều mở ra thời kỳ phân liệt khác (Đàng Ngoài – Đàng Trong) cũng như hy hữu nhất của Đại Việt (vua Lê – chúa Trịnh). Một số tàn dư nhà Mạc rút lên Cao Bằng vẫn chống đối với triều Lê – Trịnh cho đến khi bị tiêu diệt hết vào năm 1677.