An toàn lao động và vệ sinh lao động trong xây dựng/Chương mở đầu: Đại cương về An toàn và Vệ sinh lao động

Khái niệm sửa

“An toàn, vệ sinh lao động là tổng thể các hoạt động đồng bộ trên các mặt: (pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế xã hội, khoa học - công nghệ), nhằm: (đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho con người trong lao động).”

“Kỹ thuật an toàn là một hệ thống các biện pháp và phuơng tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động.”

“Kỹ thuật vệ sinh là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức, vệ sinh và kĩ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong lao động, sản xuất đối với người lao động.”

Yếu tố nguy hiểm trong lao động là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. (luật AT và VSLĐ Việt Nam 2015)

Yếu tố có hại trong lao động là yếu tố làm vệ sinh, gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. (luật AT và VSLĐ Việt Nam 2015)

Nguy cơ là khả năng tiềm ẩn gây nên sự cố nguy hiểm cho quá trình sản xuất, nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của người lao động trong quá trình lao động.

Sự cố là việc ngừng làm việc hoặc làm việc không bình thường có thể dẫn đến mất an toàn, tai nạn lao động, cháy nổ.

Tai nạn lao động là Tai nạn xảy ra trong quá trình lao động sản xuất, gây tác hại đến cơ thể người lao động, do tác động không mong muốn (không may) và đột ngột của các điều kiện lao động nguy hiểm và có hại. Hậu quả của tai nạn gồm: Chết người, Chấn thương và Nhiễm độc cấp tính (ngộ độc).

Chấn thương là tai nạn để lại những vết dập thương, tổn thương, tạm thời hay vĩnh viễn cho một hay một vài bộ phận cơ thể người, do các yếu tố nguy hiểm gây mất an toàn.

Ngộ độc (nhiễm độc cấp tính) là nhiễm độc mang tính bột phát và với liều lượng độc tố vượt ngưỡng, cũng coi như một dạng chấn thương.

Nhiễm độc mãn tính, là sự tích tụ dần dần các yếu tố độc hại cho cơ thể người, gây ra bệnh lý. Hậu quả của nhiễm độc mãm tính trong lao động là bệnh nghề nghiệp.

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động tích tụ dần dần của các điều kiện lao động có hại (không đảm bảo vệ sinh lao động) đối với người lao động.

Rủi ro: Tai nạn, bệnh tật, sự cố không mong đợi, ngoài ý muốn đã xảy ra.

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại nơi làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của con người trong khi lao động tại nơi làm việc được coi như một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động.

Môi trường lao động là phạm vi không gian gắn với quá trình lao động trong đó thể hiện đối tượng lao động, phương tiện, tổ chức lao động và các yếu tố kinh tế, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lao động.

Nội dung An toàn và Vệ sinh Lao động trong Xây dựng sửa

Pháp luật an toàn và vệ sinh lao động

Kỹ thuật vệ sinh lao động

Kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng

Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy nổ