54 dân tộc tại Việt Nam/Người Bố Y

Người Bố Y là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Họ cư trú tập trung tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang. Ngoài ra, người Bố Y cũng sinh sống chủ yếu ở miền nam Trung Quốc. Người Bố Y nói tiếng Bố Y, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong ngữ hệ Tai-Kadai.

Đồ đựng đũa, thìa của người Bố Y, trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Lịch sử

sửa

Người Bố Y trước kia từng là người Tráng của vùng bình nguyên Quý Châu, Trung Quốc. Họ là một trong số các dân tộc cổ đại nhất tại Trung Quốc, khi họ đã sinh sống tại đây đã trên 2.000 năm. Cho tới khi thành lập nhà Đường, người Bố Y và người Tráng có liên hệ chặt chẽ với nhau; nhưng các khác biệt giữa hai nhóm sắc tộc ngày càng trở lên nhiều hơn và từ khoảng năm 900 trở đi thì 2 dân tộc này đã thực sự trở thành 2 dân tộc khác biệt.

Khi nhà Thanh hủy bỏ hệ thống các thủ lĩnh địa phương và giao nhiệm vụ cai trị cho các quan chức triều đình tại địa phương kiêm quản cả quân đội. Việc này đã tạo ra sự thay đổi trong kinh tế khu vực; và từ đó trở đi, đất đai nằm trong tay của một số ít chủ đất và điều đó đã gây ra sự nổi dậy của dân chúng. Trong cuộc khởi nghĩa Nam Lãng năm 1797, người Bố Y đã bị đàn áp nặng nề và nhiều người phải di cư sang Việt Nam.

Văn hóa

sửa