Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nấu ăn:Nước mắm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AmieKim (thảo luận | đóng góp)
n 86 thay đổi từ w:Nước mắm
AmieKim (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Nuocmam1.jpg|phải|nhỏ|250px|Một bát nước mắm đã pha chế để dùng.]]
{{Ẩm thực}}
 
'''Nước mắm''' theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ [[]], [[tôm]] và một số động vật nước khác được [[ướp muối]] lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong [[ẩm thực]] của các quốc gia [[Đông Nam Á]] như [[Việt Nam]][[Thái Lan]], để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn. Tại miền nam [[Trung Quốc]], nước mắm cũng được sử dụng, nhưng chỉ dùng để làm dầu hay gia vị trong các món [[súp]] và thịt hầm.
 
Trên phương diện khoa học, nước mắm là hỗn hợp muối với các axit amin được chuyển biến từ protein trong thịt cá qua một quá trình thuỷ phân có tác nhân là các hệ enzyme có sẵn trong ruột cá cùng với một loại vi khuẩn kỵ khí chịu mặn.
Hàng 10 ⟶ 9:
 
=== Nước mắm châu Á ===
Nước mắm châu Á thường được chế biến từ [[họ Cá trổng|cá cơm]], [[muối ăn|muối]], và [[nước]], và cần được tiêu thụ điều độ vì nó có vị rất mạnh. Nước mắm Thái Lan rất giống mắm Việt Nam và được gọi là ''nam pla'' (น้ำปลา). Tại Trung Quốc, nó được gọi là ''ngư lộ'' (魚露, yúlù), tại [[Triều Tiên]] ''yeotgal'' (엿갈), tại [[Indonesia]] ''kecap ikan'' và tại [[Philippines]] ''patis''. Tại [[Nhật Bản]], ba loại mắm được sử dụng; ''shottsuru'' ở tỉnh [[Akita]], ''ishiru'' ở tỉnh [[Ishikawa]], và ''ikanago-jōyu'' ở tỉnh [[Kagawa]].
 
Bã cá giống mắm ở Indonesia được gọi là ''trasi'', tại [[Campuchia]] ''prahok'' (Bò hóc) và thường dùng cá đã để hơi ươn trước khi ướp muối. Người Mã Lai cũng có cục gạnh cá gọi là ''[[belacan]]''.
 
Mắm [[Lào]] được gọi là ''padek'', được chế biến từ cá nước ngọt.
 
=== Phương Tây ===
[[Tập tin:Baelo claudia factoria.jpg|nhỏ|trái|250px|Tàn tích của hãng garum La Mã gần [[Tarifa]], [[Tây Ban Nha]]]]
 
Có một loại nước mắm cũng đã từng phổ biến ở thời La Mã cổ đại, tiếng Latin gọi là ''garum'' hoặc ''liquamen'', và cũng tồn tại trong nhiều loại nước chấm như ''oxygarum'' (pha với giấm), ''meligarum'' (pha với mật ong), v.v. Nước mắm cũng là một trong những đặc sản ở vùng Hispania Baetica.
Hàng 25 ⟶ 24:
== Nước mắm tại Việt Nam ==
[[Tập tin:Cat Hai fish sauce 2.JPG|nhỏ|trái|250px|Các vại đựng nước mắm chắt Cát Hải.]]
Tại Việt Nam, các vùng miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá cơm, cá thu, cá nục v.v.) và rút chiết ra dưới dạng nước. Tùy theo độ đạm trong nước mắm mà người ta phân cấp độ (nước mắm cốt, nước mắm loại 1, nước mắm loại 2). Một số thương hiệu xuất xứ nổi tiếng của nước mắm có thể kể đến như [[Nước mắm Phan Thiết]], [[công ty Liên Thành|nước mắm Liên Thành]], [[Nước mắm Phú Quốc]], [[Nước mắm Nha Trang]], [[Nước mắm Cát Hải]].
 
Chén nước mắm dùng chung giữa mâm cơm được coi là nét đặc trưng cho văn hoá chia sẻ trong [[ẩm thực Việt Nam]].
 
===Cách chế biến===
Hàng 36 ⟶ 35:
===Ðánh giá chất lượng===
Tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất là độ đạm - đạm tạo nên hậu vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối. Nếu muối có nhiều tạp thì nước mắm thường có vị chát, vị khé. Nên nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn không chát kèm theo hậu vị đạm cao, sau đó phải có mùi đặc trưng mà không tanh, không thối.
 
== Xem thêm ==
* [[mắm cua đồng]]
* [[mắm cáy]]
* [[mắm nhĩ]]
* [[mắm nêm]]
* [[mắm ruốc]]
* [[mắm rươi]]
 
== Liên kết ngoài ==
* [http://www.vnn.vn/khoahoc/trongnuoc/2004/08/222914/ Nước mắm có mùi nhẹ được ưa thích]
 
{{BookCat}}
{{Commonscat|Fish sauce}}
 
[[Thể loại:Nước mắm| ]]
[[Thể loại:Gia vị]]
[[Thể loại:Thực phẩm lên men]]
[[Thể loại:Ẩm thực Thái Lan]]