Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nấu ăn:Nước mắm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 25:
== Nước mắm tại Việt Nam ==
[[Tập tin:Cat Hai fish sauce 2.JPG|nhỏ|trái|250px|Các vại đựng nước mắm chắt Cát Hải.]]
Tại Việt Nam, các vùng miền duyên hải đều làm nước mắm. Nước mắm thường chủ yếu làm từ các loại cá biển (cá linh, cá thiểu, cá cơm, cá thu, cá đối, cá quảnục v.v.) và chiết ra dưới dạng nước. Tùy theo nước chiết từ lu/hũ ủ nước mắm mà người ta phân cấp độ (nước mắm cốt, nước mắm loại 1, nước mắm loại 2). Một số thương hiệu nướcxuất mắmxứ nổi tiếng của nước mắm có thể kể đến như [[Nước mắm NhaPhan TrangThiết]], [[Nước mắm Phú Quốc]], [[Nước mắm CátNha HảiTrang]], [[Nước mắm PhanCát ThiếtHải]].
 
Nước mắm phổ biến trong [[ẩm thực Việt Nam]] mà một trong những đặc trưng của ẩm thực Việt có thể được nhìn nhận qua một bát nước mắm chấm chung trên mâm cơm.
 
===Cách chế biến===
Cách chế biến nước mắm truyền thống của người Việt Nam là ủ chượp. Cá được trộn đều với muối theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 (gọi là chượp) rồi cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2.5-8 m3, rồi gài nẹp đè đá bên trên để nén. Sau 2-4 ngày người ta mở nút lù dưới đáy thùng để hứng nước bổi. Nước bổi được phơi nắng, cho lại vào thùng ủ, rồi lại kéo rút cứ như thế liên tục từ 3-7 tháng, thậm chí đến 12 tháng. Khi chượp chín, thì nước rút trở nên trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng.
 
===Ðánh giá chất lượng===
Tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất là độ đạm - đạm tạo nên hậu vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối. Nếu muối có nhiều tạp thì nước mắm thường có vị chát, vị khé. Nên nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn không chát kèm theo hậu vị đạm cao, sau đó phải có mùi đặc trưng mà không tanh, không thối.
 
== Xem thêm ==