Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nấu ăn:Nước mắm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n đã thêm Thể loại:Gia vị dùng HotCat
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 35:
===Ðánh giá chất lượng===
Tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất là độ đạm - đạm tạo nên hậu vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối. Nếu muối có nhiều tạp thì nước mắm thường có vị chát, vị khé. Nên nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn không chát kèm theo hậu vị đạm cao, sau đó phải có mùi đặc trưng mà không tanh, không thối.
 
== Chọn mua nước mắm ==
 
=== '''Nước mắm giả, nước mắm pha bằng hóa chất''' ===
- Không mua các loại nước mắm giá rẻ tại các chợ, tiệm tạp hóa. Đừng vì ham rẻ mà mua những loại nước mắm này vì các đối tượng sản xuất nước mắm giả thường tuồn hàng ra thị trường này.
 
- Màu sắc nước mắm thật có màu cánh gián đậm, rất đặc trưng và sánh.
 
- Nước mắm thật có mùi thơm nhẹ trong khi các loại nước mắm pha bằng muối và hóa chất sẽ có mùi tanh và nồng mùi amoniac.
 
- Khi nếm nước mắm thật, đầu tiên là cảm giác tê đầu lưỡi sau đó mới thấy vị mặn rồi ngọt dần và vị béo tự nhiên từ mỡ cá.
 
- Khi rót nước mắm ra chén rồi đổ vào sẽ thấy một lớp nước mắm vẫn còn đọng lại trong chén.
 
=== '''Nhận biết nước mắm ngon và chất lượng''' ===
Như thế nào là một loại nước mắm ngon? Thông thường, khi nhận định về chất lượng của loại thực phẩm này, bạn sẽ dựa vào 3 yếu tố cơ bản, đó là: Màu sắc, độ đạm và mùi vị của nó.
 
==== ''Màu sắc'' ====
Khi kiểm tra mắm, bạn không nên xem xét trong tình trạng thiếu sáng. Hãy nói với người chủ cửa hàng cho mình mượn chai mắm và soi ra ngoài ánh sáng, sau đó dốc ngược chai xuống, nếu bạn thấy nước trong thì ổn, nếu bạn thấy có cặn xuất hiện thì tuyệt đối không nên mua.
 
Nước mắm trong chai màu vàng là dấu hiệu tốt để bạn có thể yên tâm bước đầu, nhưng nếu nó có màu khác lạ, chẳng hạn như xanh xám thì bà nội trợ nên cẩn thận bởi có thể nó sẽ không an toàn. Tuy nhiên, cũng không nên nhầm lẫn giữa “màu khác lạ” và màu vàng của nước mắm bị sẫm lại so với lúc mới mua, vì sau khi dùng một thời gian, màu sắc sẫm đi là dấu hiệu tự nhiên của nước mắm truyền thống.
 
==== ''Độ đạm'' ====
Hàm lượng đạm là thông tin phản ánh chất lượng của nước mắm và nó luôn luôn nằm trên bao bì của sản phẩm. Đây cũng là một mẹo nhanh chóng để bạn phân biệt nước mắm thật - giả. Một sản phẩm có ghi rõ độ đạm trên nhãn mác chưa hẳn đã là hàng thật, nhưng 1 chai mắm mà ngay đến cả thông số này cũng không có thì chắc chắn là mắm giả hoặc của cơ sở sản xuất kém uy tín và bạn phải tuyệt đối tránh xa.
 
Luôn đọc kỹ thông tin về độ đạm trên nhãn mác.
 
Dưới đây là thông tin về độ đạm được căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003) để bạn tham khảo:
 
Độ đạm >30No: Loại đặc biệt.
 
Độ đạm >25No: Loại thượng hạng.
 
Độ đạm >15No: Loại hạng 1.
 
Độ đạm >10No: Loại hạng 2.
 
Như vậy, độ đạm càng cao thì càng quyết định chất lượng của mắm, và bạn hoàn toàn có thể “vượt qua” khâu này bằng cách đọc thật kỹ nhãn mác của nhà sản xuất.
 
==== ''Mùi vị'' ====
Sau khi đã kiểm tra chất lượng an toàn của chai nước mắm thông qua cách kiểm tra màu sắc và độ đạm thì bước kế tiếp sẽ là mùi vị. Mùi vị không chỉ phản ánh chất lượng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon dở của món ăn. Vì thế bà nội trợ đảm đang không nên bỏ qua bước này nhé!
 
Thông thường, nước mắm ngon thì sẽ mang một mùi vị thơm nhẹ, mặn ngọt hài hòa và bùi bùi. Mùi thơm lừng của mắm sẽ rất đặc trưng, khi nếm mà vị ngọt đậm của nó thấm dần nơi cổ họng và dịu nhẹ thì là mắm ngon. Ngược lại, nếu bạn nếm thử mà thấy mặn chát một cách khó chịu ở đầu lưỡi thì có thể là do độ đạm thấp hoặc sử dụng chất phụ gia không đảm bảo.<ref>[http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/tu-van-tieu-dung/meo-chon-mua-nuoc-mam-ngon-tranh-nuoc-mam-pha-bang-hoa-chat-a151263.html Mẹo chọn mua nước mắm ngon, tránh nước mắm pha bằng hóa chất]. ''Đời sống pháp luật Online''
</ref>
 
== Liên kết ngoài ==
* [http://www.vnn.vn/khoahoc/trongnuoc/2004/08/222914/ Nước mắm có mùi nhẹ được ưa thích]
 
== Tham khảo ==
{{Tham khảo}}
{{BookCat}}