Phân loại, phân bố và chu kỳ sống | Khả năng thích ứng với điều kiện môi trường | Đặc điểm dinh dưỡng

2. Khả năng thích ứng với điều kiện môi trường

Thích ứng với nhiệt độ

sửa

Tôm sú có biên độ giao động nhiệt cao từ 14 – 35 oC tôm có thể sống được. Nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30 oC.

Thích ứng với nồng độ muối

sửa

Tôm sú thích ứng rộng với độ muối từ 0,2 – 40‰, nồng độ thích hợp là 15 – 32 ‰, nồng độ muối thích ứng nhất cho các mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh là ở 10 – 1‰. Đối với ấu trùng ương nuôi trong bể thích hợp nhất từ 28 – 30‰.

Thích ứng với độ pH

sửa

Phạm vi pH thích ứng của tôm là 7,5 – 9. Khi môi trường sống của tôm có pH = 5 tôm chết sau 45 giờ, pH = 5,5 tôm chết sau 24 giờ. Nếu pH xuống mức tối thiểu thì tôm mất khả năng vùi mình xuống bùn, dạt vào bờ, tôm yếu ớt, màu sắc thay đổi đột ngột (tôm nhợt nhạt), đôi khi tôm nhảy cả lên bờ. Độ pH trong bể ương ấu trùng luôn nằm trong khoảng từ 7,5 – 8,5.

Thích ứng với các chất khí hòa tan

sửa
  • Oxi: Tôm rất nhạy cảm với hàm lượng oxi hòa tan trong nước, phạm vi giới hạn từ 3 – 11mg/lít.
  • CO2: Hàm lượng CO2 thích hợp là 10mg/lít.
  • H2S: Hàm lượng H2S cho phép trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm canh là 0,03mg/lít và tối ưu là bằng 0. Trong bể ương ấu trùng thì hàm lượng H2S luôn bằng 0.

Tính thích ánh sáng và hướng quang của tôm

sửa

Đặc tính của tôm là thích ánh sáng yếu, mọi hoạt động như: giao vĩ, sinh sản, bắt mồi,... đều diễn ra vào ban đêm nhất là lúc chập choạng tối và gần sáng. Tôm trưởng thành có thể nhận biết được tầng ánh sáng 1 lux cách xa từ 20-30m. Nhưng nếu nguồn sáng không ổn định tôm có thể bỏ ăn. Ánh sáng trong bể ương ấu trùng không cần thiết, chủ yếu là ánh sáng nhân tạo.

Cơ chế lột xác

sửa

Mỗi lần lột xác tôm tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng trung bình từ 10-15% so với trước khi lột xác. Sự lột xác của tôm do một loại hoocmon ở cuống mắt quy định. Cuống mắt còn lại chứa các tế bào kết tủa ion Canxi và ion Photpho làm cho vỏ tôm cứng lại sau khi lột xác được 0,5-1 giờ. Các tế bào này hoạt động được dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.