Đường
Đường là một loại gia vị có vị ngọt, rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Đường tạo vị ngọt, tạo màu và độ ẩm cho món ăn. Đây cũng là một dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Các loại đường trong nấu ăn
sửa- Đường trắng
- Đây là loại đường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp, được làm từ mía, áp dụng công nghệ loại bỏ chất màu bằng than hoạt tính nên có màu trắng ngà, vị ngọt sâu, dễ tan. Loại đường này còn gọi là đường kính vì có tính trong suốt.
- Đường nâu
- Đây là loại đường được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, thường ở dạng đóng bánh. Loại đường này có màu nâu sẫm do xuất hiện thành phần mật mía hay rỉ đường bao bọc và nhuộm màu bên ngoài.
- Trên thị trường có 2 loại đường nâu phổ biến: đường nâu tự nhiên và đường nâu thương mại. Đường nâu tự nhiên thì ở khâu luyện đường cuối cùng, người ta sẽ giữ lại phần rỉ đường, tạo thành màu nâu đặc trưng. Đường nâu thương mại thì được sản xuất bằng cách trộn đường trắng với mật mía.
- Đường thốt nốt
- Đường thốt nốt được chế biến từ nước thốt nốt. Mà loại nước này được lấy từ hoa thốt nốt, chứ không phải từ nước trong trái thốt nốt. Đường có vị ngọt mát, mùi thơm dễ chịu, giàu vitamin và khoáng chất, dùng để nấu ăn rất ngon, màu sắc, mùi thơm và vị ngọt của đường cũng rất dễ chịu.
- Đường phèn
- Đường phèn thường được nấu thủ công nhưng trông rất sạch sẽ, tinh khiết nên cục đường rất trong và đẹp. Người ta làm đường bằng cách đun sôi đường cát trắng, hòa loãng với nước sau đó cho vôi ăn trầu (được hầm từ vỏ sò, ốc, hến) vào để làm chắc đường. Đến khi sôi bỏ trứng gà vào để lọc tạp chất. Sau đó vớt ra và để nguội. Do được tinh chế từ đường trắng, được loại bỏ hết tạp chất nên nó ít ngọt hơn, có vị thanh mát và giải nhiệt tốt hơn.
- Đường bột
- Đường bột không ở dạng hạt mà luôn ở dạng bột mịn. Người ta thường trộn một tỉ lệ bột bắp nhất định vào để đường không bị vón cục sau khi xay, bảo quản được lâu dài. Vì hạt đường nhỏ và mịn thường tan nhanh hơn đường trắng thông thường.
- Dạng khác
- Mật ong cũng là một dạng của đường, có nguồn gốc từ loài ong.
Nên ăn bao nhiều đường là đủ?
sửaTrong tổng năng lượng đến từ bữa ăn, chất bột đường thông thường chiếm từ 55 đến 65%, phần còn lại là chất béo và chất đạm. Trong đó, dạng đường đa phân tử (có nhiều trong cơm, bánh mì, xôi, ngô, khoai...) nên chiếm 70% tổng lượng đường đưa vào cơ thể, còn dạng đường đôi và đơn thì chỉ nên nạp dưới 5% tổng năng lượng..
Khi chúng ta ăn thiếu đường thì có thể dẫn đến hạ đường huyết. Dấu hiệu sớm nhất của tình trạng này là cảm giác đói lả, khả năng tập trung suy giảm, lạnh chân tay, vã mồ hôi, chân tay run. Khi đó, uống ngay nước đường có khả năng giảm tình trạng hạ đường huyết. Về sau cần duy trì chế độ ăn uống đều đặn, không bỏ bữa. Khi ăn thiếu chất đường kéo dài gây giảm năng lượng tiêu thụ dẫn đến sụt cân, mệt mỏi.
Khi ăn nhiều chất đường, nhất là loại đường hấp thu nhanh, vượt quá khả năng chuyển hóa của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng tăng đường trong máu. Đồng thời, việc ăn đường nhiều hơn nhiều so với nhu cầu (ăn nhiều cơm, bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả ngọt...) thì lượng đường dư thừa sẽ được tích lũy dưới dạng mỡ dự trữ trong cơ thể. Vì thế, chế độ ăn đường nhiều kéo dài thì sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì.