Đông y/Học thuyết về thuốc
Thuốc Đông y được chế tạo ra từ các dược thảo như cây, cỏ ... có công dụng trị một hay nhiều chứng bệnh
Thảo dược
sửaTHẢO có nghĩa là cỏ cây, còn DƯỢC nghĩa là thuốc. Thảo dược nói một cách dễ hiểu là những cây trồng được dùng làm thuốc chữa bệnh. những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên được sử dụng để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh. Người ta có thể lấy ở bất cứ phần nào trên cây như thân, lá, hoa, rễ cành ở dạng tươi hoặc đã qua sơ chế, chế biến, chiết dịch để làm thảo dược. Thảo mộc nằm trên không hay dưới đất, trong hình dạng nguyên thủy hay được chế biến đều được coi là thảo dược.
Thảo dược đã có từ rất lâu trên mọi nền văn hóa. Bằng chứng bằng văn bản lâu đời nhất được tìm thấy trên một cổ vật của nền văn hóa Sumerian có niên đại 5.000 năm lịch sử ở Ấn Độ, chỉ có 12 công thức nhưng có thể chữa được vô số các loại bệnh khác nhau từ 250 loại cây, bao gồm cả cây anh túc. Riêng ở Việt Nam, các vị lương y đã sử dụng thảo dược ngay từ thời khai thiên lập quốc với hai loại thuốc chính là thuốc bắc – cây cỏ được nhập từ Trung Hoa và thuốc Nam –chủ yếu dùng cây cỏ trong chính đất nước của mình.
Đa số thảo dược trên thị trường hiện nay đều được sản xuất theo kinh nghiệm đã dùng hay dựa vào những bài thuốc gia truyền rất đáng tin cậy. Thảo dược có sẵn trong tự nhiên không có thêm nhiều chất phụ gia hay chất tạo mùi, chất điều hướng nư trong nhiều loại thuốc khác nên thảo dược rất an toàn cho người bệnh . Thảo dược đem lại hiệu quả tin cậy, ít tác dụng phụ cho người dùng
Bên cạnh việc chữa bệnh, thảo dược còn có tác dụng làm đẹp cho làn da. Đối với làn da nhờn hoặc có nhiều mụn nang, bạn hãy pha trộn một chút nước tỏi tươi và bột húng tây vào thành công thức giúp làm se khít lỗ chân lông. Bí quyết chữa mụn nhanh chóng là dùng một tép tỏi cắt lát thoa trực tiếp vào vùng da mụn. Vào ra cho một muỗng canh bạc hà vào dung dịch làm sạch da mặt bằng hoa cúc la mã sẽ là công thức tuyệt vời giúp se khít lỗ chân lông.
Dạng thuốc
sửa- Thuốc thang
- Thuốc viên
- Thuốc bột
- Thuốc cao
- Thuốc nước
Loại thuốc
sửaThuốc trị
sửa- Đau nhức - Nhức đầu, nhức răng, nhức mình ...
- Mất ngủ - An thần, thuốc ngủ
- Tiêu hóa -
Thuốc kháng (chống)
sửa- Kháng sinh - kháng trùn,khuẩn
Thuốc trụ (dưởng)
sửa- Trụ sinh -
Thuốc sát (diệt)
sửa- Diệt sinh - Diệt trùn, huẩn
Thuốc Đông y được tạo ra từ các bài thuốc đông của các nguyên liệu cây cỏ thực vật (Thảo mộc) được gọi là Thảo dược . Những bài thuốc Đông y đều do người thầy thuốc hoặc nhân dân dựa theo kinh nghiệm chữa bệnh mà dựng nên .
Bài thuốc
sửaBài thuốc Đông ( Nam hoặc Bắc) đều có thể gồm 1 vị hoặc nhiều vị. Ví dụ: Bài Độc ẩm thang chỉ có vị Nhân sâm; bài thuốc chữa viêm gan chỉ có vị Nhân trần . Bài thuốc nhiều vị là có hai vị trở lên như bài Thông xị thang gồm có Thông bạch và Đạm đậu xị; bài Nhân trần Chi tử thang gồm có Nhân trần và Chi tử . Những bài thuốc Đông y đều do người thầy thuốc hoặc nhân dân dựa theo kinh nghiệm chữa bệnh mà dựng nên.
Thành phần bài thuốc Đông y
sửaMột bài thuốc Đông y gồm có 3 phần chính:
- Thuốc chính ( chủ dược): là vị thuốc nhằm giải quyết bệnh chính như trong 3 bài Thừa khí thang thì Đại hoàng là chủ dược để công hạ thực nhiệt ở trường vị.
- Thuốc hỗ trợ: để tăng thêm tác dụng của vị thuốc chính như trong bài Ma hoàng thang, vị Quế chi gíup Ma hoàng tăng thêm tác dụng phát hãn.
- Thuốc tùy chứng gia thêm ( tá dược): để giải quyết những chứng phụ của bệnh như lúc chữa bệnh ngoại cảm, dùng bài Thông xị thang mà bệnh nhân ho nhiều dùng thêm Cát cánh, Hạnh nhân. Ăn kém dùng thêm Mạch nha, Thần khúc.
Ngoài 3 phần chính trên còn có một số vị thuốc Đông y gọi là sứ dược để giúp dẫn thuốc vào nơi bị bệnh như Cát cánh dẫn thuốc lên phần bị bệnh ở trên, Ngưu tất dẫn thuốc xuống phần bị bệnh ở dưới hoặc loại thuốc để điều hòa các vị thuốc khác như Cam thảo, Đại táo, Gừng tươi.
Phối hợp các vị thuốc
sửaViệc phối hợp các vị thuốc trong một bài thuốc như thế nào để phát huy tốt nhất tác dụng của thuốc theo ý muốn của thầy thuốc đó là kỹ thuật dùng thuốc của Đông y.
- Do việc phối hợp vị thuốc khác nhau mà tác dụng bài thuốc thay đổi. Ví dụ: Quế chi dùng với Ma hoàng thì tăng tác dụng phát hãn, còn Quế chi dùng với Bạch thược thì lại có tác dụng liễm hãn ( cầm mồ hôi).
- Cũng có lúc việc phối hợp thuốc làm tăng hoặc làm giảm tác dụng của vị thuốc chính, ví dụ như Đại hoàng dùng với Mang tiêu thì tác dụng sẽ mạnh, nếu dùng với Cam thảo thì tác dụng sẽ yếu hơn.
- Một số thuốc này có thể làm giảm độc tính của thuốc kia như Sinh khương làm giảm độc tính của Bán hạ.
Trong việc phối hợp thuốc cũng thường chú ý đến việc dùng thuốc bổ phải có thuốc tả như trong bài Lục vị có thuốc bổ như Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù có thêm vị thuốc thanh nhiệt lợi thấp như Phục linh, Đơn bì, Trạch tả. Trong bài thuốc Chỉ truật hoàn có vị Bạch truật bổ khí kiện tỳ phải có vị Chỉ thực để hành khí tiêu trệ. Trong bài Tứ vật có Đương qui, Thục địa bổ huyết thì có vị Xuyên khung để hoạt huyết hoặc dùng thuốc lợi thấp kèm theo hành khí, thuốc trừ phong kèm theo thuốc bổ huyết.
Đó là những kinh nghiệm phối hợp thuốc trong Đông y cần được chú ý.
Việc dùng thuốc nhiều hay ít
sửaViệc dùng thuốc nhiều hay ít là tùy theo biện chứng tình hình bệnh mà định, nguyên tắc là phải nắm chủ chứng để chọn những chủ dược trị đúng bệnh, không nên dùng thuốc bao vây quá nhiều gây lãng phí mà tác dụng kém đi, một bài thuốc thông thường không nên dùng quá 12 vị. Liều lượng của mỗi vị thuốc tong bài này tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Thuốc đó là chủ dược hay thuốc hỗ trợ, thuốc chính dùng lượng nhiều hơn.
- Người lớn dùng lượng nhiều hơn trẻ em và người già.
- Thuốc bổ thường dùng lượng nhiều hơn các loại thuốc khác.
- Tùy trọng lượng của thuốc nặng hay nhẹ, ví dụ Thạch cao, Mẫu lệ dùng nhiều như Đăng tâm, Thuyền thoái nhẹ nên chỉ dùng lượng ít.
Ngoài ra còn tùy tình hình bệnh và mục đích dùng thuốc mà quyết định lượng thuốc.
Cách gia giảm trong một bài thuốc
sửaMột bài thuốc dù là cổ phương hay kim phương đều có phạm vi chỉ định điều trị trên lâm sàng. Cho nên lúc sử dụng bài thuốc để đạt hiệu quả cao phù hợp với tình hình bệnh lý cần có sự gia giảm tùy theo bệnh tật, theo lứa tuổi, theo thể chất, của người bệnh và tùy theo cả loại dược liệu sẳn có, khí hậu của địa phương.
Sự tham gia của các vị thuốc
sửaBài thuốc thường do sự thay đổi vị mà tác dụng khác nhau, ví dụ bài Quế chi thang có tác dụng giải biểu điều hòa vinh vệ dùng điều trị các bệnh ngoại cảm biẻu chứng có mồ hôi sợ gió và sốt nhẹ. Nếu bệnh cũng có chứng trên kèm theo suyễn gia Hạnh nhân, Hậu phác; bài thuốc sẽ có tác dụng bình suyễn. Nếu sốt cao bỏ Ma hoàng gia Hoàng cầm bài thuốc sẽ có tác dụng hạ sốt. Hoặc bài Ma hoàng thang có tác dụng tân ôn phát hãn nếu bỏ Quế chi bài thuốc sẽ thành bài Tam ảo thang có tác dụng chính là bình suyễn chỉ khái.
Sự gia giảm liều lượng thuốc
sửatrong một bài thuốc nếu lượng dùng của từng vị thuốc thay đổi thì tác dụng điều trị sẽ thay đổi. Ví dụ bài Chỉ truật hoàn gồm có Chỉ thực và Bạch truật tác dụng chính là kiện tỳ, nếu lượng Chỉ thực tăng gấp đôi Bạch truật thì tác dụng bài thuốc là tiêu tích đạo trệ.
Vấn đề thay thế thuốc
sửalúc sử dụng một bài thuốc, do tình hình cung cấp thuốc của địa phương mà có thể có một hoặc nhiều vị thuốc thiếu, người thầy thuốc phải tìm những vị thuốc khác có tính vị và tác dụng giống nhau để thay thế bảo đảm cho phép chữa đưọc thực hiện. Ví dụ Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá tuy có khác nhau nhưng đều có tính vị đắng, hàn, tác dụng thanh nhiệt táo thấp có thể thay thế cho nhau được chỉ cần chú ý liều lượng lúc dùng. Ví dụ: muốn dùng Chỉ thực thay Chỉ xác thì lượng Chỉ thực phải ít hơn.
Phân loại bài thuốc
sửaViệc phân loại bài thuốc dựa theo 8 phương pháp điều trị của Đông y như:
- Thuốc giải biểu,
- thuốc gây nôn,
- thuốc tả hạ,
- thuốc hòa giải,
- thuốc thanh nhiệt,
- thuốc khu hàn,
- thuốc tiêu đạo,
- thuốc bổ dưỡng.
Ngoài ra còn có các loại thuốc lý khí, lý huyết, thuốc khu phong, thuốc trừ thấp, thuốc khai khiếu, thuốc cố sáp, thuốc trục trùng. Việc phân loại bài thuốc cũng chỉ để tham khảo trong khi sử dụng trên lâm sàng, tác dụng từng loại sẽ được nói rõ hơn trong phần phương tể học.
Các dạng thuốc
sửaĐông dược có 5 dạng thuốc cơ bản: Thang, hoàn, tán, cao, đơn. Trong đó 4 loại sau là thuốc được pha chế saün; thực ra thuốc hoàn, tán có khi cũng làm thuốc thang sắc uống.
Thuốc thang
sửaCho nước vào ấm đổ nước vừa đủ, nấu sôi thành thuốc nước uống. Đặc điểm thuốc thang là: dễ gia giảm hợp với tình hình bệnh cho nên là loại thuốc thường được dùng nhiều nhất trên lâm sàng. Nhược điểm chính của thuốc thang là cồng kềnh, mất công sắc thuốc, mất thì giờ, tốn chất đốt, có lúc lượng thuốc nhiều đối với trẻ em sẽ khó uống.
Thuốc hoàn
sửaĐem thuốc tán bột mịn dùng với nước mật hoặc hồ viên thành hoàn. Ưu điểm của thuốc là cho đơn có được uống ngay nhưng thuốc để lâu khó bảo quản, liều lượng có khi phải dùng nhiều, trẻ nhỏ khó uống.
Thuốc tán
sửaThuốc được tán thành bột mịn dùng uống trong hoặc bôi ngoài, có lúc sắc cùng thuốc sắc. Nhược điểm của thuốc là khó bảo quản, khó uống đối với trẻ em.
Thuốc cao
sửaThuốc được sắc lấy nước cô đặc thành cao, thuốc có thể chế thành dạng sirô hoặc dạng rượu để dễ bảo quản. Có loại thuốc cao dán hoặc cao mỡ, dầu dùng bôi, đắp ngoài đối với bệnh ngoại khoa ngoài da.
Thuốc đơn
sửaThuốc hoàn hoặc tán, đưọc tinh chế như các loại Chí bảo đơn, Hồi xuân đơn, Tử tuyết đơn. Ngoài ra còn có các các dạng thuốc ngâm rượu, thuốc đinh như Khô trĩ đinh, thuốc đóng ống tiêm hiện đang sử dụng nhiều ở Trung quốc.
Sắc thuốc
sửaDụng cụ sắc thuốc tốt nhất là dùng ấm đất, cũng có thể dùng ấm nhôm. Thuốc bỏ vào ấm đổ nước ngập khoảng 2 cm, ngâm thuốc khoảng 15 - 20 phút trước lúc sắc cho thuốc ngấm đều nước, với thang thuốc ngoại cảm thường sắc 2 lần. Mỗi lần sắc còn 1/3 lượng nước đổ vào, thuốc bổ nên sắc 3 lần lúc nước sôi cho nhỏ lửa, sắc lâu hơn và thuốc cô đặc hơn.
Sắc thuốc
sửaNhững điều chú ý lúc sắc thuốc:
- Những thuốc thơm có tinh dầu như Bạc hà, Hoắc hương, Kinh giới. nên cho vào sau ( 10 phút trước khi đem thuốc xuống).
- Những loại thuốc cứng, nặng như vỏ sò, mai rùa cần đập vụn và cho vào sắc trước.
- Những thứ hạt nhỏ như hạt Củ cải, hạt Tía tô.nên bỏ vào vải rồi cho vào sắc.
- Những thuốc có độc tính như: Phụ tử, Ô đầu, Thảo ô. nên sắc trước độ nửa giờ rồi cho các thuốc khác vào sau.
- Những thuốc quí như: Nhân sâm hoặc thuốc nam lượng nhiều quá cũng nên sắc riêng rồi trộn chung với thuốc sắc để uống.
Đơn vị cân thuốc
sửaTheo cân lượng thường dùng cân thuốc Đông y ( 1 cân = 16 lạng) tính thành gam như sau:
- 1 cân = 500 gam.
- 1 lạng = 31,25 gam.
- 1 đồng cân = 3,1 gam.
- 1 phân = 0,31 gam.
- 1 gam = 3 phân 2 ly.
- 1 ly = 0,03 gam.
Uống thuốc
sửaTùy theo loại thuốc mà cách uống thuốc khác nhau, thường mỗi thang thuốc sắc 2 lần.
- Nếu là thang thuốc bổ nên sắc 3 lần rồi trộn lẫn uống trong một ngày.
- Thuốc thanh nhiệt và thuốc dưỡng âm nên uống lúc nguội.
- Thuốc tán hàn và thuốc bổ dương nên uống nóng.
- Thuốc chữa ngoại cảm, trừ phong nên uống lúc đang bệnh.
- Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh mạn tính nên uống vào sau lúc ăn 1 - 2 giờ, thường uống vào 8 giờ sáng, 2 giờ chiều, tối trước lúc đi ngủ. Đối với trẻ em lượng thuốc có thể chia nhiều lần để uống trong ngày.